Hàng tỷ đồng học phí được trả lại cho sinh viên

Các trường đại học đang lần lượt trả lại học phí hoặc cấn trừ vào học kỳ tiếp theo cho sinh viên sau yêu cầu của Chính phủ giữ nguyên mức thu như năm học 2021-2022.

Nghị quyết 165 của Chính phủ yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học công lập giữ ổn định mức thu năm học này (2022-2023) bằng với năm học 2021 -2022 do cơ sở giáo dục đã ban hành theo quy định của Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ.  Theo Nghị định 81, học phí giáo dục ĐH công lập chưa tự chủ có mức trần năm học 2021 - 2022 bằng mức trần năm học 2020 – 2021, dao động từ 9,8 - 14,3 triệu đồng/năm học (10 tháng).

Với trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí sẽ tùy khối ngành đào tạo dao động từ 20,5 - 50,5 triệu đồng/năm học. 

Sponsored Ad

Sau yêu cầu của Chính phủ, nhiều trường đại học đã trả lại học phí cho sinh viên hoặc cấn trừ sang học kỳ hay năm học tiếp theo.

Tại Trường ĐH Luật TP.HCM, nhà trường tính lại toàn bộ học phí cho sinh viên theo mức thu học phí năm 2021-2022. Đối với số học phí sinh viên đã nộp còn thừa của học kỳ 1 năm 2022-2023 do chênh lệch giữa mức thu học phí đã tạm nộp và mức thu thực hiện theo Nghị quyết 165 Chính phủ ban hành sẽ để lại và được cấn trừ vào học kỳ 2 năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo. Học viên, sinh viên chỉ nộp số tiền còn thiếu sau khi cấn trừ trên trang cá nhân.

Sponsored Ad

Hàng tỷ đồng học phí được trả lại cho sinh viên  

 Sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Sponsored Ad

Đối với những học viên, sinh viên đã đóng hết học phí vào học kỳ cuối (chỉ còn học vào học kỳ 1 năm học 2022-2023) hoặc đợt cuối, phần học phí nộp thừa do chênh lệch giữa mức thu học phí đã tạm nộp và mức thu thực hiện Nghị quyết 165 Chính phủ, nhà trường sẽ hoàn trả lại cho học viên, sinh viên sau khi xác định chính xác các thông tin về số tiền, tên, số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng thụ hưởng.

Như vậy, so với mức học phí các ngành chương trình đại trà dự kiến từ trên 31-39 triệu đồng/sinh viên; Chương trình chất lượng cao mức thu từ 62,5 đến trên 74 triệu đồng/sinh viên; Ngành Luật chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh mức 165 triệu đồng/sinh viên mà trường đã công bố đầu năm, nay sinh viên các chương trình đại trà ngành Luật được trả lại hoặc cấn trừ trên 13 triệu đồng vào học kỳ tiếp theo.

Sponsored Ad

Chương trình chất lượng cao ngành Luật và Quản trị kinh doanh sinh viên được trả hoặc cấn trừ 17,5 triệu đồng. Chương trình chất lượng cao ngành Quản trị-Luật sinh viên được trả hoặc cấn trừ trên 24 triệu đồng. 

Tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), đây là năm đầu tiên thực hiện tự chủ nên khóa tuyển sinh 2022 vẫn đóng học phí theo đề án đổi mới cơ chế hoạt động của trường. Còn các khóa tuyển sinh từ năm 2021 trở về trước, học phí sẽ bằng năm học 2021 - 2022.

Ông Trần Vũ, Trưởng phòng Thông tin và Truyền thông cho biết, đầu năm mới trường sẽ có thông báo đơn giá tín chỉ học phí mới. Riêng khóa 2022 trường mới tạm thu học phí một nửa năm học nên sinh viên chắc chắn sẽ đóng thêm dựa vào thực tế điều chỉnh đơn giá mới và phần chênh lệch. Còn sinh viên khóa 2021 trở về trước, số tiền dư sẽ cấn trừ vào học phí học kỳ 2.

Sponsored Ad

Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cũng sẽ áp dụng mức học phí của năm học 2022-2023 như mức của năm học 2021-2022. Sinh viên đã nộp học phí theo mức thu mới thì sẽ cấn trừ vào khoản học phí học kỳ 2 hoặc có thể liên hệ phòng Kế hoạch – Tài chính để nhận lại. Còn khoá tuyển sinh năm 2022 vẫn giữ mức học phí tự chủ như đã công bố. 

Trong khi đó, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, vẫn giữ mức học phí đã công bố trước đó. Nếu tính theo 4 năm thì trung bình mức học phí dao động từ 22 – 24 triệu/năm và sẽ giữ nguyên trong cả quá trình học tập ở trường.  Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc trung tâm tuyển sinh cho rằng, học phí của trường thấp hơn nhiều so với quy định tại Nghị định 81/2021, bởi theo Nghị định này trường được thu mức gần 32 triệu/năm cho những ngành nghề đang đào tạo.

Sponsored Ad

Tuy nhiên, nhà trường luôn cố gắng hỗ trợ sinh viên bằng các chính sách như học bổng cũng như cố gắng giảm thiểu các chi phí không cần thiết để hỗ trợ sinh viên.  Một lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay với các sinh viên khoá 2021 trở về trước học phí sẽ giữ nguyên như năm 2021-2022. Còn sinh viên khoá mới thì trường đang tính toán lại cho phù hợp nhưng sẽ chắc chắn không để các em thiệt thòi.  

Sau khi tính toán lại, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM sẽ chuyển học phí sinh viên nộp dư sang học kỳ kế tiếp. Với sinh viên năm cuối đã hoàn thành các nghĩa vụ liên quan thì được hoàn tiền tại Phòng Tài chính kế toán từ ngày 13-24/2.

Ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu cho biết, mỗi tín chỉ sinh viên đóng dư mấy chục nghìn đồng. Sắp đến thời gian đóng học phí học kỳ II nên phần học phí dư sẽ cấn trừ cho sinh viên.

Bạn có thể cũng thích bài viết này