Bị Chậm Chi Lương Tháng 13, Thầy Giáo Ở Huế Lên Mạng ‘Tụng’ Bài Khấn Cầu: Hiệu Trưởng Mời Làm Việc

Một nước đi sai lầm.

Trong khi nhiều ngành nghề cứ cuối năm người ta lại thi nhau chia sẻ số tiền thưởng Tết, lương tháng 13 ‘khủng’ thì những người làm nghề ‘trồng người’ chỉ biết nhìn nhau cười buồn. Thưởng Tết với họ là số tiền rất nhỏ, đôi khi còn thưởng bằng hiện vật, mà lâu lâu còn bị chậm chi nữa. Trước thực trạng đáng buồn của các thầy cô trong ngành, 1 thầy giáo ở Thừa Thiên – Huế đã mạnh dạn thay mặt các đồng nghiệp để lên tiếng phản ánh, dưới lăng kính hài hước và châm biếm của 1 bài… ‘tụng’ khấn cầu lương tháng 13.

Và người nào đi đầu, tiên phong trong việc gì đấy cũng phải đối mặt với nhiều sóng gió. Vào ngày 17/1, ông Cao Ngọc Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Lộc An (H. Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế), cho biết đã mời ông Ngô Công Tấn, giáo viên nhà trường lên làm việc nhằm nhắc nhở về hình ảnh người thầy trên mạng xã hội. Ông Tấn là người đã đăng clip bài khấn tụng cầu lương tháng 13 trên mạng xã hội vào ngày 14/1, khiến nhiều người không khỏi xôn xao.

Sponsored Ad

Bị chậm chi lương tháng 13, thầy giáo ở Huế lên mạng ‘tụng’ bài khấn cầu: hiệu trưởng mời làm việc

Thầy Ngô Công Tấn hóa trang để “tụng” đọc bài khấn lương tháng 13 trên mạng xã hội – Ảnh: TNO

Sponsored Ad

Theo ông Hải, trong buổi làm việc, ông Tấn đã được nhắc nhở và yêu cầu gỡ bỏ clip khỏi mạng xã hội vì gây ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy. “Việc đăng clip của thầy Tấn lên mạng xã hội là không sai, nhưng mình là giáo viên nên phải đàng hoàng. Mình làm thầy mà mình lên trên đó mình tụng tụng, thế là hổ thẹn với học trò”, ông Hải nói. Tuy nhiên, biên bản nội dung buổi làm việc lại ghi: “Chấn chỉnh nề nếp đạo đức nhà giáo”. Một số người dự buổi làm việc này cho rằng đây chỉ là “chuyện cá nhân, không quan trọng để phải tổ chức một buổi họp”.

Tuy nhiên sau buổi làm việc, ông Tấn tỏ ra bức xúc nói: “Tại buổi họp, tôi nghe thầy hiệu trưởng nói rằng có chỉ đạo từ Ban chỉ đạo nội bộ 135 gì đó, nhưng chỉ đạo miệng, yêu cầu làm việc với tôi. Khi tôi hỏi tôi làm sai điều gì thì hiệu trưởng không chỉ ra được tôi sai chỗ nào. Việc mời một giáo viên cùng với hội đồng kỷ luật họp khi không chứng minh được sai phạm là điều không thể chấp nhận được”.

Sponsored Ad

Ông Tấn còn cho biết mình không ám chỉ hay đụng chạm đến ai cũng như không vi phạm đạo đức người giáo viên. Ông cho rằng lãnh đạo nhà trường tổ chức cuộc họp liên quan đến nội dung clip như vậy là “đẩy cao vấn đề”.

Bị chậm chi lương tháng 13, thầy giáo ở Huế lên mạng ‘tụng’ bài khấn cầu: hiệu trưởng mời làm việc

Sponsored Ad

Trường THCS Lộc An, H.Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế, nơi thầy Tấn công tác – Ảnh: TNO

Trong bài “khấn tụng” trên mạng, ông Tấn dùng các danh từ tỉnh, huyện phiếm chỉ, không nêu đích danh bất kỳ tổ chức hay cá nhân cụ thể nào. “Bài tụng” mang tính chất vui đùa nhưng phản ánh đúng thực trạng chi chậm lương tháng 13, thậm chí nhiều trường không có thưởng tết cho các thầy cô nên được dư luận, nhất là giáo viên tại Thừa Thiên – Huế quan tâm. “Dù nội dung clip hài hước nhưng ngẫm kỹ thì đúng là cười ra nước mắt vì những phản ánh nêu trong đó đều đúng với thực trạng đời sống của các thầy cô hiện nay”, một giáo viên ở TP.Huế chia sẻ.

Sponsored Ad

Giáo viên này cho biết thêm: “Mỗi trường tại Thừa Thiên – Huế có cách chi lương tháng 13 riêng. Do dịch bệnh nên học sinh chủ yếu học ở nhà nhưng tôi không rõ các trường chi kiểu gì mà có trường không còn tiền để chi thưởng cho giáo viên. Thầy cô dạy học cả năm vất vả mà đến tết chỉ nhận được vài trăm ngàn thì thực sự là rất tủi thân”.

Nói về vấn đề chi lương tháng 13 cho đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng Cao Ngọc Hải cho biết hàng năm nhà trường đều thực hiện, trích từ các khoản tiết kiệm chi tiêu. “Năm nay, Trường THCS Lộc An đã ký duyệt rồi nhưng đến nay có chậm chi cho các cô thầy chút thôi”, ông Hải chia sẻ.

Sponsored Ad

Bị chậm chi lương tháng 13, thầy giáo ở Huế lên mạng ‘tụng’ bài khấn cầu: hiệu trưởng mời làm việc

Nghành nghề nào cũng có nỗi khó khăn, vất vả riêng, và chuyện chi lương, thưởng cuối năm là 1 cách để an ủi, động viên người lao động. Nghề giáo là 1 nghề cao quý và phải thật sự là cao quý thì các giáo viên mới quyết tâm theo nghề đến cùng, chứ nhiều khi thu nhập không đủ trang trải. Giáo viên cũng có những tâm tư về nghề, về đồng lương, vì dù gì họ cũng phải có đủ thu nhập để trang trải cuộc sống. Mong năm hết Tết đến, đời sống vật chất và tinh thần của các thầy cô được chăm lo nhiều hơn, không để ai phải ‘tụng’ này ‘tụng’ kia nữa các mẹ ạ.


Bạn có thể cũng thích bài viết này