Cảnh báo bệnh thường gặp khi thời tiết nồm ẩm kéo dài trong mùa xuân

Thời tiết nồm ẩm như hiện tại dễ bùng phát một số bệnh thường gặp làm bạn cảm thấy vô cùng bức bối, khó chịu.

Mùa xuân thường được ví là mùa đẹp nhất trong năm bởi đây là thời điểm vạn vật sinh sôi, nảy nở, là mùa của trăm hoa đua sắc, của cây cối đâm chồi nảy lộc… Nhưng đối với nhiều người, mùa xuân chính là cơn ác mộng bởi lẽ đi kèm với mùa thuận sinh này là khả năng bùng phát rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

Đặc trưng nồm ẩm, khả năng nhạy cảm hơn bình thường với tác động của thời tiết vào mùa xuân khiến nhiều người rất mệt mỏi và sinh bệnh. Đơn giản như việc giặt quần áo hàng ngày đem phơi nhưng không đảm bảo khô cong như trong mùa đông hay mùa hạ cũng làm cho bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh theo mùa.

Sponsored Ad

Đặc trưng nồm ẩm, khả năng nhạy cảm hơn bình thường với tác động của thời tiết vào mùa xuân khiến nhiều người rất mệt mỏi và sinh bệnh.

Sponsored Ad

Chúng ta thường cho rằng, việc mắc bệnh thường gặp vào mùa xuân cũng là điều hiển nhiên bởi đây là bệnh theo mùa. Thực tế thì việc dự phòng trước bệnh tật và luôn có ý thức bảo vệ bản thân, tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh là điều bất cứ ai cũng có thể làm. Vậy đâu là những bệnh thường gặp vào mùa xuân và giải pháp đi kèm để ngăn chặn chúng là gì?

Bệnh thủy đậu

Những ngày thời tiết giao mùa nồm ẩm chuyển từ xuân sang hè làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, trong đó có thủy đậu càng gia tăng. Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.

Sponsored Ad

Những ngày thời tiết giao mùa nồm ẩm chuyển từ xuân sang hè làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, trong đó có thủy đậu càng gia tăng.

Sponsored Ad

Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2-3 tuần.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thủy đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm.

Sponsored Ad

Giải pháp: Vắc-xin chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với trẻ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần, trẻ từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu cũng tiêm 1 lần, Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần. Người bị bệnh thủy đậu cần cách ly và thực hiện theo yêu cầu của thầy thuốc để nhanh khỏi bệnh, tránh lây nhiễm cho người khác. Ngoài ra, mọi người cũng cần duy trì ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh.

Sponsored Ad

Bệnh sởi

Thống kê mới đây cho thấy, chỉ trong dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi, cả nước đã ghi nhận 664 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rải rác tại các tỉnh thành, chủ yếu là miền Bắc và miền Nam. Tại Hà Nội, số ca mắc sởi đã lên đến con số 114. Đáng chú ý, gần 90% số bệnh nhân không tiêm hoặc tiêm ngừa sởi không đủ liều. Còn tại TP.HCM theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng, tính từ đầu năm 2019 có gần 6.100 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 978 ca sởi và 386 ca tay chân miệng. 95% trẻ mắc bệnh chưa tiêm chủng hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng.

Sponsored Ad

Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất.

Giải pháp: Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất. Tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng. Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt tại các môi trường đòi hỏi sự tiếp xúc gần và thường xuyên... Nếu được phát hiện và điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi sau 4-5 ngày. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ biến chứng thành viêm, loét giác mạc dẫn đến bệnh khó điều trị hơn. Vào giai đoạn thời tiết nồm ẩm như hiện nay, đau mắt đỏ rất dễ bùng phát thành dịch bệnh, làm cho chúng ta khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Đau mắt đỏ là bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt tại các môi trường đòi hỏi sự tiếp xúc gần và thường xuyên...

Theo BS Đặng Văn Quế (Giám đốc Bệnh viện Mắt DND), đau mắt đỏ là bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt tại các môi trường đòi hỏi sự tiếp xúc gần và thường xuyên... Nếu được phát hiện và điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi sau 4-5 ngày. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ biến chứng thành viêm, loét giác mạc dẫn đến bệnh khó điều trị hơn.

Giải pháp: Khi bị bệnh cần hạn chế tới chỗ đông người để tránh lây lan cho người khác. Với trẻ nhỏ nên để trẻ nghỉ học để chăm sóc tại nhà. Tuyệt đối không được dùng lá trầu không để xông khi bị đau mắt đỏ. Khi bị đau mắt đỏ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh bệnh có diễn tiến lâu dài và khả năng gây biến chứng nguy hiểm.

Viêm nhiễm phụ khoa

Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), thời tiết mùa xuân có đặc trưng là độ ẩm trong không khí cao với nhiều cơn mưa phùn kéo dài. Điều này khiến chúng ta cảm thấy vô cùng bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là quần áo luôn trong tình trạng có độ ẩm nhất định, không khô cong hoàn toàn, cộng với việc vệ sinh cơ thể chưa đúng cách, chưa đủ sạch… khiến chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa, trong đó dễ gặp nhất chính là viêm nhiễm vùng kín.

Bạn cần phơi đồ lót chỗ thoáng, thay quần áo lót thường xuyên, đều đặn, ít nhất 1 lần mỗi ngày để tránh viêm nhiễm phụ khoa.

Giải pháp: Vệ sinh vùng kín 2 lần mỗi ngày với nước sạch ở dạng ấm, có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng dịu nhẹ. Không được sử dụng xà bông, xà phòng chà xát vào vùng kín. Thay vào đó, hãy sử dụng những loại dung dịch vệ sinh an toàn, được kiểm nghiệm và công nhận. Về đồ lót, bạn cần phơi đồ lót chỗ thoáng, thay quần áo lót thường xuyên, đều đặn, ít nhất 1 lần mỗi ngày. Giữ vùng kín luôn khô thoáng, không bị ẩm ướt trước khi mặc đồ lót.

Bạn có thể sử dụng các phương pháp hong, sấy khô hoặc là quần áo, nhất là quần áo lót trước khi mặc trong thời tiết nồm ẩm hoặc sờ vào thấy không được khô thoáng như bình thường. Không mặc quần bó sát vì có thể tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn gây hại phát triển.


Bạn có thể cũng thích bài viết này