9 tỉnh cho học sinh nghỉ học sau bão Yagi
Sáng 8/9, Hải Phòng, một trong hai địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì bão Yagi, thông báo cho hơn 520.000 trẻ mầm non và học sinh nghỉ học ngày 9/9 đến khi có thông báo mới.
Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết các trường đang tập trung khắc phục hậu quả sau bão, những điều kiện về giao thông, điện, nước, môi trường chưa đảm bảo để đón học sinh.
Sở yêu cầu các trường thống kê thiệt hại do bão gây ra, đề xuất sửa chữa cơ sở vật chất, ưu tiên phòng học.
Sponsored Ad
Một góc bếp ăn của trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội) bị đổ sập. Ảnh LĐTĐ
Quảng Ninh cũng cho 360.000 học sinh nghỉ thêm ngày 9/9
“Tùy điều kiện cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND huyện, thị chủ động cho học sinh nghỉ thêm 1-2 ngày”, tỉnh yêu cầu.
Cùng ngày, Điện Biên cho biết kéo dài thời gian nghỉ học của hơn 200.000 trẻ mầm non và học sinh phổ thông đến 9-10/9, nhằm đảm bảo an toàn cho thầy cô và các em.
Sponsored Ad
Sở cho biết hoàn lưu của bão Yagi tiếp tục gây mưa lớn đến hết ngày 9/9 ở các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là khu vực Tây Bắc. Lượng mưa phổ biến 100-200 mm, có nơi 350 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất và có thể gây lũ quét, lũ ống.
Các trường nội trú, bán trú được lưu ý có phương án quản lý, giữ an toàn cho học sinh, chuẩn bị đủ thực phẩm và nước uống cho các em.
Sponsored Ad
Trần hành lang trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội) bị giật đổ sau bão ảnh: TTO
Chiều nay 8.9, Sở GD-ĐT Bắc Ninh đã chỉ đạo bằng văn bản về việc tập trung ứng phó, xử lý sau bão Yagi, trong đó yêu cầu cho trẻ mầm non và học sinh các cấp nghỉ học ngày 9.9 (thứ hai) để rà soát, khắc phục các thiệt hại do cơn bão gây ra.
Sponsored Ad
Thiệt hại sau bão ở Bắc Ninh, ảnh: dSD
Sơn La, Cao Bằng thông báo tương tự. Hơn 500.000 học sinh của hai tỉnh nghỉ học ngày 9-10/9. Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cho biết do đặc thù địa hình, tỉnh này gặp nhiều nguy cơ về lũ quét, sạt lở sau bão. Do đó, học sinh nghỉ học là cần thiết để đảm bảo an toàn cho thầy và trò.
Hơn 835.000 học sinh Hòa Bình, Bắc Ninh, Yên Bái cũng được cho nghỉ học ngày 9/9.
Sponsored Ad
Một trường học ở Bắc Giang sau bão Yagi, ảnh: DSD
Trong khi đó, Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn giao các trường căn cứ điều kiện thực tế, chủ động việc đón học sinh trở lại. Nếu nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét hoặc không đảm bảo các điều kiện an toàn, trường chưa được dạy học. Sau đợt này, các trường tổ chức dạy bù cho học sinh để đảm bảo kiến thức.
Trước đó, gần 20 địa phương cho khoảng 10 triệu trẻ mầm non và học sinh nghỉ ngày 7/9 để phòng tránh bão.
Sponsored Ad
Trường học ở Cao Bằng ngập nặng sau bão, ảnh: GDTĐ
Yagi là cơn bão số 3 đổ bộ vào Việt Nam năm nay. Với mức gió giật mạnh nhất lên 201 km/h, đạt cấp 16 siêu bão, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua.
Hôm qua, bão đã quét qua nhiều tỉnh, thành miền Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội…, khiến 14 người chết, đổ hàng chục nghìn cây xanh, ngập 121.500 ha hoa màu, tổn hại nhiều công trình và khiến giao thông tê liệt.
Sponsored Ad
Các trường học đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn thì triển khai đón học sinh quay trở lại trường học tập từ ngày 9/9 (thứ Hai) theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 – 2025, ảnh: DSD
Chiều 7/9, khi bão Yagi đang hoành hành mạnh ở khắp các tỉnh, Bộ GD-ĐT đã có công điện tới giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Nghệ An trở ra).
Theo công điện này, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét ở trung du và miền núi.
Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý giáo dục và nhân dân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra căn cứ tình hình thực tế ở địa phương cho học sinh các cấp nghỉ học để bảo đảm an toàn, tuyệt đối không chủ quan với hoàn lưu sau bão.
Những cơ sở giáo dục tổ chức học nội trú, bán trú cần có biện pháp bảo đảm an toàn và chuẩn bị lương thực, nước uống cho học sinh tại ký túc xá, không để các em về nhà trong khi mưa bão, mất an toàn.
Các tỉnh, thành tiếp tục chủ động các biện pháp phòng tránh mưa ngập, lên phương án bảo đảm an toàn các công trình trường học; di dời máy móc, thiết bị dạy học, tài liệu, hồ sơ lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt để tránh hư hại.
Lên phương án dọn vệ sinh trường lớp, có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi học sinh trở lại trường học và có kế hoạch dạy bù trong thời gian học sinh nghỉ học.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý báo cáo UBND cấp tỉnh/thành để khắc phục, đồng thời báo cáo về Bộ để tổng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.