Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ: Rất quan trọng, ai cũng cần biết

Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia chỉ cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ khi thời tiết chuyển lạnh.

Nguy cơ bị đột quỵ khi thời tiết lạnh

Thời tiết lạnh làm tăng huyết áp

Ngoài nguyên nhân sử dụng chất kích thích, thời tiết thay đổi cũng làm cho các mạch máu co lại dẫn tới THA gây xuất huyết não. Người cao tuổi có nhiều nguy cơ bị xuất huyết não khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Sponsored Ad

Bên cạnh đó, khi trời lạnh, các cụ ông, cụ bà thường ít vận động dẫn tới tăng cân. Tăng cân cũng là yếu tố làm huyết áp tăng và tăng nguy cơ bị đột quỵ. Trong các ca bị xuất huyết não có nhiều bệnh nhân bị THA nhưng không uống thuốc đều đặn. Một số người uống thuốc một thời gian, thấy HA trở lại bình thường thì tự ý ngưng thuốc bởi 2 lý do: Một là những người này nghĩ mình đã khỏi bệnh; hai là sợ huyết áp đã bình thường, uống thêm thuốc làm huyết áp tụt. Điều cần nhấn mạnh, những bệnh nhân THA không được bỏ thuốc và cần hiểu mình phải sử dụng loại thuốc này suốt đời.

Sponsored Ad

Đa số bệnh nhân đột quỵ khi chuyển tới bệnh viện đều trong tình trạng muộn, hậu quả là họ phải sống tàn phế suốt đời hoặc tử vong.

Để kịp thời giúp người thân được cứu sống và có cơ hội phục hồi khi bị đột quỵ, thân nhân cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện trong 3 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng sau:

Bệnh nhân đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân, bỗng dưng không nói được hoặc nói nhảm, mất thị lực (đặc biệt chỉ xuất hiện triệu chứng ở một bên mắt), đau đầu dữ dội, chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, không thể vận động theo ý muốn.

Sponsored Ad

Theo bác sĩ Trần Anh Thắng, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, thời tiết chuyển lạnh làm số ca đột quỵ gia tăng, nhất là ở những người cao tuổi, đang mắc bệnh lý về tim mạch.

Khi thời tiết chuyển lạnh bất thường vào thời điểm đêm và sáng cũng là nguyên nhân khiến các ca nhập viện vì biến chứng đột quỵ, tai biến tăng cao.

Các chuyên gia chỉ cách sơ cứu đột quỵ

Sponsored Ad

Khi người thân hoặc gặp người xung quanh bị đột quỵ, cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu với các bước như:

- Đỡ người bệnh để không bị té ngã, chấn thương.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Không tự ý cho bệnh nhân bất kỳ loại thuốc nào.

- Không để bệnh nhân nằm chờ xem có khỏe lại không.

- Không nên mất thời gian cạo gió, chích máu đầu ngón tay vì những cách này đều không có tác dụng.

- Đắp chăn cho bệnh nhân để làm giảm mất nhiệt nếu thời tiết lạnh.

Để phát hiện sớm đột quỵ não cần chú ý các dấu hiệu sau: Trong trường hợp có thể có đột quỵ, sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo:

Sponsored Ad

- Face (mặt) - Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không?

- Arms (tay) - Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?

- Speech (lời nói) - Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ (khó hiểu) hay không?

- Time (thời gian) - Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.

- Các dấu hiệu và triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:

+ Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân

+ Giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt

+ Đau đầu dữ dội, đau đầu đột ngột, đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng

+ Chóng mặt, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác.


Bạn có thể cũng thích bài viết này