14 thực phẩm chị em dễ bảo quản sai cách khiến lợi ít hại nhiều

Thực phẩm bảo quản sai cách, không chỉ mất đi phần lớn chất dinh dưỡng, còn dễ gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

1. Các loại hạt khô

Các loại hạt như hạnh nhân, hạt sen, óc chó,… nên được bọc trong túi nilon và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Những hạt này chứa nhiều dầu tự nhiên nên dễ bị hỏng, hoặc ít nhất sẽ bị biến chất khi để lâu ở nhiệt độ phòng. Nếu được bảo quản đúng cách trong môi trường khô, mát có thể giữ được trong một năm hoặc nhiều hơn thế.

Sponsored Ad

2. Trứng

Đa số các nhà sản xuất đều thiết kế chỗ để trứng ở cửa tủ lạnh. Nhưng trứng muốn giữ được lâu, cần để cố định, ít dao động, vì vậy, vị trí cánh tủ không đáp ứng được tiêu chí trên. Muốn bảo quản đúng cách cần xếp trứng trong hộp kín, đặt trong ngăn mát.

Sponsored Ad

3. Bột mỳ

Muốn bảo quản bột mỳ cũng như các loại bột thực phẩm khác quá 3 tháng, cần để vào tủ lạnh ngay sau khi sử dụng. Nếu để ở nhiệt độ phòng chỉ nên giữ trong khoảng thời gian ngắn.

Sponsored Ad

4. Hạt lanh

Thực chất hạt lanh có thể để trong nhiệt độ phòng khoảng 1 năm. Tuy nhiên, muốn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn nên bọc kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Sponsored Ad

5. Khoai tây

Cách bảo quản tốt nhất đối với khoai tây là để ở bên ngoài, nhưng tránh ánh sáng, tránh khu vực có nhiệt độ cao hoặc ẩm thấp như gần bếp hay bồn rửa bát. Nếu để khoai tây trong tủ lạnh, sẽ làm biến đổi chất cũng như làm mất vị ngọt, thơm vốn có.

Sponsored Ad

6. Cà chua

Không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh, việc này sẽ khiến nó bị mất nước và hương vị một cách đáng kể. Nên bảo quản loại quả này ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng trực tiếp.

Sponsored Ad

7. Hành củ

Kể cả hành tây hay hành củ nhỏ, bạn đều cần phải giữ phần vỏ, bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên, muốn hành khi thái không bị cay mắt có thể để vào tủ lạnh trước đó khoảng 30 phút.

Sponsored Ad

8. Húng quế

Không nên lưu trữ húng quế trong môi trường lạnh và khô của tủ lạnh. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau: cất húng quế vào túi vải ẩm hoặc cắm phần thân vào cốc nước. Như vậy, húng quế sẽ luôn tươi, không bị giập nát.

9. Dưa chuột

Dưa chuột cũng giống như cà chua, nếu để trong tủ lạnh sẽ làm mất nước và chất dinh dưỡng bên trong. Vì vậy, nên để ở nhiệt độ phòng nhưng tránh đặt gần chuối và cà chua chín, để không bị ảnh hưởng bởi khí ethylene.

10. Cần tây

Cần tây nên được bảo quản bằng cách bọc trong một túi giấy và cất trong tủ lạnh. Nếu bọc bằng túi nilon sẽ khiến cần tây bị bí hơi, và gẫy, gập làm mất độ tươi, ngon ban đầu.

11. Tỏi

Tỏi nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, thoáng như cất trong rổ hoặc túi lưới. Để trong tủ lạnh sẽ làm biến đổi màu sắc và hương vị của tỏi.

12. Cà phê

Muốn bảo quản trong thời gian ngắn thì nên để cà phê trong nhiệt độ phòng, tránh để trong tủ lạnh. Nhưng nếu bảo quản lâu dài thì nên để trong tủ đông. Giữ cà phê trong lọ thủy tinh hoặc đồ gốm, tránh nhiệt độ cao sẽ giữ hương vị của hạt. Trong trường hợp có một số lượng lớn, cần bọc kín trong túi nilon và để vào tủ đông.

13. Bánh mỳ

Cách tốt nhất là nên ăn bánh mỳ ngay sau khi mua hoặc cất vào túi giấy ở nhiệt độ phòng khi chưa ăn hết. Không nên để bánh mỳ vào ngăn mát tủ lạnh, sẽ khiến bánh bị khô, cứng. Muốn lưu trữ lâu hơn, hãy cắt nhỏ bánh mỳ, bọc kín trong túi bóng và để vào tủ đông, ngăn đá.

14. Bơ

Quả bơ sẽ khó chín và mất vị thơm ngon nếu để trong tủ lạnh. Bơ nên được giữ trong nhiệt độ phòng trong khoảng 4-5 ngày. Bơ chín tự nhiên, bóc vỏ, xắt nhỏ, vắt thêm một chút nước cốt chanh, bọc kín trong hộp hoặc túi nilon có thể bảo quản được 1 ngày.


Bạn có thể cũng thích bài viết này