Loại viêm nhiễm nào dễ dẫn đến ung thư?

Nhiều bệnh ung thư bắt đầu hình thành từ viêm nhiễm, nguyên nhân chính do việc chăm sóc cơ thể không đúng cách.

Chú Lưu là nông dân, 3 năm trước chú vô tình bị thủy tinh đâm vào lòng bàn chân phải khi đang làm việc. Khi đó vết thương có chút máu chảy ra, chú đến bệnh viện gần nhà chữa trị trong chốc lát.

Không ngờ, vết thương cứ chảy máu và viêm nhiễm liên tục trong hơn một năm mà không thể lành lại. Thấy vậy, gia đình đã đưa chú đến bệnh viện để phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, vết thương dần dần lành lại, nhưng không được bao lâu thì trên vết thương lại mọc lên một nốt ruồi, mấy tháng sau nốt ruồi đó dần dần to ra và biến thành vảy đen nổi lên, dần dần lan sang các vùng khác.

Sponsored Ad

Chú Lưu không để ý lắm chuyện này, chú chỉ coi đó là nốt ruồi ở lòng bàn chân, không đau không ngứa. Cho đến gần đây, chú Lưu xuất hiện triệu chứng chướng bụng dữ dội, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ vào ban đêm. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện nốt ruồi trên bàn chân của chú Lưu thực sự là khối u ác tính và bệnh đã lan ra nhiều nơi trong khoang bụng, tình hình không khả quan.

Loại viêm nhiễm nào dễ dẫn đến ung thư?  

Sponsored Ad

 Ảnh minh họa.

Viêm nhiễm là nguyên nhân của ung thư và bệnh tim

Nhiều người biết rằng khi có một vết thương trong cơ thể, nó sẽ bị viêm. Viêm đề cập đến một quá trình bệnh lý dựa trên cơ sở phòng thủ xảy ra khi cơ thể bị kích thích bởi chấn thương, nhiễm trùng,…, thuộc phản ứng miễn dịch cơ bản của cơ thể.

Một nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng viêm có nhiều mối liên hệ, bao gồm cả ung thư.

Một bài báo đăng trên Tạp chí phụ về ung thư của JACC đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ sinh lý bệnh phổ biến giữa chứng viêm và sự xuất hiện của bệnh ung thư và các bệnh tim mạch. Viêm có thể dẫn đến rung tâm nhĩ, xơ vữa động mạch và phát triển ung thư thông qua việc tạo ra các loại oxy phản ứng.

Sponsored Ad

Wang Kun, Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Ung thư Đại học Y khoa Thiên Tân cho biết, khi cơ thể bị viêm, yếu tố hoại tử khối u α, interleukin-1 và protein phản ứng C (CRP) trong cơ thể sẽ tiếp tục được tiết ra, những chất này là các cytokine tiền viêm.

Sự bài tiết quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm suy yếu phản ứng căng thẳng miễn dịch của cơ thể và dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh tự miễn dịch. Ví dụ, viêm mãn tính có thể gây tổn thương DNA, gây đột biến DNA và sau đó dẫn đến ung thư.

Loại viêm nhiễm nào dễ dẫn đến ung thư?  

Sponsored Ad

 Ảnh minh họa.

Viêm nào dễ dẫn đến ung thư?

Virus viêm gan tiếp tục nhân lên trong cơ thể sẽ gây tổn thương mãn tính cho gan, từ đó dễ dẫn đến xơ gan, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ rất dễ trở thành ung thư gan.

Viêm tụy

Hơn 80% bệnh nhân ung thư tuyến tụy có tiền sử mắc bệnh viêm tụy, viêm tụy mãn tính là tổn thương tiền ung thư quan trọng của ung thư tuyến tụy.

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm mãn tính, nếu tái phát trong thời gian dài sẽ mang đến kích thích bất lợi cho đường ruột, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột.

Sponsored Ad

Loại viêm nhiễm nào dễ dẫn đến ung thư?  

 Ảnh minh họa.

Viêm thực quản trào ngược

Viêm thực quản trào ngược lâu ngày không được điều trị, axit dịch vị trào ngược sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dễ gây tổn thương và tăng sản niêm mạc, sau đó làm tăng nguy cơ biến đổi ác tính của niêm mạc.

Sponsored Ad

Khi đã mắc phải một số loại viêm nhiễm nêu trên, cần tích cực điều trị can thiệp và theo dõi thường xuyên. Đồng thời, bạn cần quan tâm hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế ăn những thực phẩm có thể thúc đẩy quá trình viêm nhiễm phát triển.

Thực phẩm có thể thúc đẩy quá trình viêm nhiễm trong cơ thể

Một số học giả đã tiến hành phân tích tổng hợp 15 nghiên cứu liên quan đến 4 triệu người và phát hiện ra rằng chế độ ăn kiêng gây viêm có liên quan đến 27 bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư ruột, ung thư tuyến tụy, ung thư đường hô hấp, ung thư miệng,…

Sponsored Ad

Thực phẩm nhiều đường

Đồ ăn nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao sau khi vào cơ thể, từ đó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và vi rút, làm tăng các yếu tố gây viêm trong cơ thể, trầm trọng thêm phản ứng viêm của cơ thể.

Thực phẩm giàu chất béo

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo trong thời gian dài sẽ khiến phản ứng căng thẳng ở ruột non giống như phản ứng khi nhiễm virus, từ đó sẽ sản sinh ra một số phân tử miễn dịch và gây viêm nhiễm trong cơ thể.

Axit béo chuyển hóa

Các loại thực phẩm như bơ thực vật, kem không sữa, kem thực vật và chất thay thế bơ ca cao đều chứa axit béo chuyển hóa... Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng axit béo chuyển hóa có thể làm tăng đáng kể mức độ của các yếu tố gây viêm nhiễm trong cơ thể.

Rượu

Uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến tổn thương gan, đồng thời ảnh hưởng đến hệ men vi sinh trong đường ruột, dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Để ngăn ngừa viêm nhiễm, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, bạn còn phải duy trì lối sống lành mạnh. Nên sửa các thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc, uống rượu quá nhiều, giữ tâm trạng ổn định, ngủ đủ giấc, giữ vệ sinh tránh nhiễm trùng sẽ giúp phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm hiệu quả.

Bạn có thể cũng thích bài viết này