Nóng giận - 'sát thủ giấu mặt' đối với sức khỏe

Nóng giận không chỉ có nguy cơ phá vỡ các mối quan hệ xã hội mà còn được biết đến như một 'sát thủ giấu mặt' của bệnh tim, đột quỵ và nhiều vấn đề sức

Gây tổn thương cho gan: Khi ta nóng giận, cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, cùng với lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên rất cao, từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên.

Sponsored Ad

Khiến não nhanh chóng “già” đi: Khi tức giận, não sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch ngày càng đổ nhiều về, khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, gây hại cho não.

Tổn thương dạ dày: Khi bức xúc, lượng máu trong dạ dày và đường ruột giảm mạnh, làm mất cảm giác ngon miệng và thậm chí còn là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày.

Tổn thương phổi: Cơ thể một khi nóng giận sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí trong một tần suất quá cao, nên sẽ không có thời gian điều hòa, nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra những tổn thương cho lá phổi.

Sponsored Ad

Hệ thống miễn dịch bị tổn thương: Nếu không kiềm chế được cơn tức giận, cơ thể sẽ liên tục tạo ra chất cortisol và tích tụ trong một thời gian dài, gây tổn thương cho hệ miễn dịch. Khi đó sức đề kháng đối với các loại bệnh tật sẽ giảm đi, cơ thể sẽ yếu hơn, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí cả ung thư.

Thiếu oxy cho cơ tim: Lượng huyết dịch về tim khi tức giận sẽ chuyển rất nhiều lên não và phần mặt (mặt đỏ, nóng), do đó, lượng huyết dịch cần thiết cho vận hành của tim sẽ giảm đi. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu oxy lên tim, có thể gián tiếp dẫn đến bệnh mạch vành hoặc bệnh cơ tim.

Sponsored Ad

Các triệu chứng khác: Có rất nhiều cơ chế mà qua đó sự giận dữ mãn tính có thể ảnh hưởng và thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm béo phì, đau nửa đầu, trầm cảm, lo âu, khó ngủ, cao huyết áp và đột quỵ, giảm chất lượng của các mối quan hệ, tăng khả năng bạo hành người khác về tình cảm hoặc thể chất…

Tức giận thường xảy ra bộc phát và khó tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng với những tác hại mà nó đem đến cho cơ thể thì hãy cố gắng hóa giải, kiềm chế theo cách của riêng mình. Nếu cảm thấy bức xúc đang tăng lên, hãy hít thở sâu trong vòng 10 giây; nghĩ xem điều định nói ra có khiến bạn phải hối hận về sau này hay không, rằng việc có đáng tức giận hay không; chia sẻ với người khác để nhận được những lời khuyên hữu ích…


Bạn có thể cũng thích bài viết này