Vừa thi xong, chờ đợi con ở nhà là tờ đơn ly hôn của bố mẹ: Tưởng con bớt đau lại đau hơn vạn lần

Con vừa trải qua kỳ thi cam go nhất cuộc đời, lúc con lo lắng nhất, cần bố mẹ ở cạnh nhất, thì bố mẹ ly hôn.

Không phải con cái thi tốt nghiệp, xét tuyển đại học là xong hết đâu mọi người. Ai là bố mẹ sẽ hiểu, khoảng thời gian chờ điểm thi, không biết bản thân có đậu đại học hay không, còn hồi hộp và hoang mang hơn cả lúc thi. Thời điểm từ khi thi xong đến lúc công bố điểm là thời gian con cần có bố mẹ ở cạnh bên nhất. Bố mẹ chính là chỗ dựa tinh thần của con.

Nhưng một số thí sinh rơi vào hoàn cảnh éo le, con vừa thi xong thì bố mẹ ly hôn. Chưa kịp thở phào sau những tháng ngày học hành, thi cử vất vả, con đã phải buồn bã bởi cuộc chia ly. Có lẽ, bố mẹ đợi ngày này lâu lắm rồi, chờ con thi tốt nghiệp, thi đại học xong là đường ai nấy đi.

Sponsored Ad

Vừa thi xong, chờ đợi con ở nhà là tờ đơn ly hôn của bố mẹ: Tưởng con bớt đau lại đau hơn vạn lần

Ảnh mang tính minh họa: sohu

Ai có ngờ rằng, con vừa thi xong, thứ con nhận được không phải là giấy báo nhập học đại học, mà là tờ đơn ly hôn của bố mẹ. Sự việc là vầy nè mọi người, ở bên Trung, sau kỳ thi đại học cam go, lại xuất hiện một làn sóng ly hôn. Đa số ra tòa là những cặp bố mẹ có con vừa thi xong.

Sponsored Ad

Trước đó, có thể họ đã đổ vỡ từ lâu, nhưng vì nhiều lý do mà họ vẫn ở chung nhà. Ví dụ như con cái còn nhỏ, cố giữ cho con đủ bố đủ mẹ cho tới lúc lớn, cố gắng cùng nhau nuôi dạy con cái học cho xong 12. “Vì con” là lý do khiến đa số bố mẹ chưa vội ly hôn.

Trong suy nghĩ của họ, con thi tốt nghiệp THPT, thi đại học xong thì coi như xong trách nhiệm. Con cái cũng 18 tuổi, đủ trưởng thành để tự chăm sóc bản thân và chịu được ảnh hưởng từ việc bố mẹ ly hôn. Lúc này, họ không cần phải cố níu kéo nhau vì con cái nữa, có thể ly hôn một cách nhẹ nhõm hơn.

Sponsored Ad

Có một đoạn em đọc được như sau: “Những cặp vợ chồng này đã trục trặc từ lâu, sau khi con cái thi xong, họ không cần phải níu kéo nữa”. Em Xuân (tên nhân vật đã thay đổi) kể rằng từ sau khi họp phụ huynh cuối cấp, bố mẹ thường xuyên cãi nhau.

Nhưng dù gay gắt đến đâu, họ vẫn sống chung một mái nhà. Tưởng rằng gia đình vẫn sẽ mãi vẹn nguyên, nhưng ngày em thi xong, em hay tin bố mẹ ly hôn. Bất ngờ là em không quá buồn, ngược lại có chút hạnh phúc. Tại thời điểm đó, em nghĩ cuối cùng đã thoát khỏi tiếng cãi vã của bố mẹ.

Vừa thi xong, chờ đợi con ở nhà là tờ đơn ly hôn của bố mẹ: Tưởng con bớt đau lại đau hơn vạn lần

Sponsored Ad

Ảnh mang tính minh họa: sohu

Kết hôn chọn ngày lành tháng tốt, không ngờ, ly hôn cũng chọn ngày khi con vừa thi xong. Họ nghĩ rằng con đã trưởng thành, sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng thực tế có phải tốt đẹp như vậy? Dù ly hôn trước hay sau khi con vào đại học, con vẫn bị tổn thương khi gia đình tan vỡ.

Thậm chí với những đứa trẻ nhạy cảm, càng lớn, con càng hiểu chuyện. Nỗi đau tan vỡ gia đình sẽ được cảm nhận rõ rệt hơn. Con sẽ sinh ra uất ức, trong lòng khó chịu. Ở tuổi 17, 18, cũng chưa đủ trưởng thành để chịu đựng nỗi đau chia ly đâu bố mẹ ơi.

Sponsored Ad

Có một bài phân tích thế này, trẻ dưới 5 tuổi, bố mẹ ly hôn không ảnh hưởng gì đến trẻ. Vì lúc này trẻ chưa thể hiểu được ý nghĩa của việc bố mẹ chia tay. Từ 6 tuổi, trẻ có thể hiểu được, đặc biệt sau 12 tuổi, trẻ sẽ lo lắng bố mẹ ly hôn. Do đó, trong độ tuổi 3 – 5 là độ tuổi trẻ ít chịu ảnh hưởng nhất.

Riêng với những em vừa thi xong thì bố mẹ ly hôn, đó có thể là một tổn thương sâu sắc, khó lành. Ngay lúc cuộc đời em chuẩn bị sang trang, đang lo lắng cho tương lai, chưa biết bản thân về đâu thì gia đình của em cũng mất luôn. Có thể cái nhà vẫn còn, nhưng chỗ dựa tinh thần, mái ấm mà em có thể tựa vào không còn nữa.

Sponsored Ad

Còn gì cay đắng hơn khi hay tin đậu đại học chưa kịp mừng vui thì bố mẹ đường ai nấy đi. Có người từng nói “đau ngắn hơn đau dài, chia tay sớm bớt đau khổ”. Sự lựa chọn là của mỗi người, không thể cứu vãn nữa thì cho nhau lối thoát, đó là quyền đi tìm hạnh phúc của bố mẹ. Nhưng kết hôn còn chọn ngày lành, ly hôn cũng hãy chọn một ngày tốt. Đừng vội dứt khoát ngay sau kỳ thi của con, được không bố mẹ.

*Bài viết thể hiện góc nhìn cá nhân

Bạn có thể cũng thích bài viết này