WHO phát hiện thành phần gây ra đi trong siro ho lưu hành ở nhiều quốc gia

Siro ho nhiễm hóa chất độc hại ethylene glycol (EG) là nguyên nhân khiến hàng trăm trẻ em тử νσɴg trên toàn cầu kể từ cuối năm 2022.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 15-4 phát cảnh báo đến các hãng dược phẩm về 5 lô cồn có vị ngọt propylene glycol, một thành phần được sử dụng để bào chế siro y tế, bị nhiễm hóa chất độc hại ethylene glycol (EG), đã bị dán nhãn giả mạo là do các chi nhánh của Công ty hóa chất Dow Chemical (Mỹ) tại châu Á và châu Âu sản xuất.

Động thái này diễn ra sau khi Cơ quan Quản lý dược phẩm Pakistan (DRAP) đưa ra 3 cảnh báo trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3-2024 về hàm lượng cao của EG trong những chiếc thùng đựng propylene glycol mà cơ quan này thu giữ và được cho là do các chi nhánh của Dow Chemical ở Thái Lan, Đức và Singapore sản xuất.

Sponsored Ad

Siro nhiễm hóa chất độc hại ethylene glycol (EG) khiến bệnh nhi bị tổn thương thận cấp và тử νσɴg – Ảnh minh họa: REUTERS

Sponsored Ad

DRAP đã gửi các thùng propylene glycol này lên WHO để kiểm tra và kết quả là các mẫu cồn trên đã bị nhiễm EG với mức độ từ 0,76-100%, cao hơn so với hàm lượng EG được cho là an toàn theo tiêu chuẩn sản xuất quốc tế (dưới 0,1%).

Siro ho có chứa EG do Ấn Độ và Indonesia bào chế có liên quan tới hơn 300 trường hợp trẻ em тử νσɴg trên toàn cầu kể từ cuối năm 2022. Các loại siro này được phát hiện chứa hàm lượng cao EG và diethylene glycol cũng là một loại hóa chất độc hại, dẫn đến tổn thương thận cấp và тử νσɴg.

Trong trường hợp của Indonesia, cơ quan chức năng đã phát hiện một nhà cung cấp đã dán nhãn giả của Dow Chemical, chi nhánh ở Thái Lan (Dow Thailand) lên các thùng chứa EG mà họ bán cho một nhà phân phối để sử dụng trong ngành dược phẩm.

Sponsored Ad

Theo WHO, những lô cồn nói trên đã được dán nhãn sản xuất trong năm 2023, vài tháng sau khi tổ chức này phát cảnh báo trên toàn cầu kêu gọi các hãng dược phẩm kiểm tra chất lượng nguồn cung ứng của họ.

Dow Chemical đã xác nhận các lô cồn này không phải do công ty trên sản xuất hoặc cung cấp.

Cảnh báo nêu trên của WHO được đưa ra trong cùng thời gian các cơ quan quản lý dược phẩm ở Tanzania và Rwanda cùng với Nigeria, Kenya và Nam Phi thu hồi các lô siro ho dành cho trẻ em của Hãng Johnson & Johnson, sau khi Nigeria thông báo phát hiện hàm lượng cao diethylene glycol trong những lô thuốc này.

Bạn có thể cũng thích bài viết này