8 cách người thành công thường làm để không lặp lại thất bại

Khả năng vực dậy bản thân sau thất bại là một kỹ năng quan trọng để giúp chúng ta vượt qua khó khăn và có thể đạt được thành công đường dài.


Để có thể vượt qua những thách thức, vấp ngã, chúng ta không chỉ cần sử dụng những kinh nghiệm, kỹ năng mà bản thân đã học được sau những lần thất bại mà còn phải trang bị cho bản thân kỹ năng đón đầu khó khăn hay nói cách khác là lường trước khó khăn.

Sponsored Ad

Thực tế, theo thời gian, những người thành công không chỉ học được cách vượt qua khó khăn mà còn sẵn sàng đương đầu với những thách thức này. Họ hiểu rằng mỗi thách thức mà họ phải đối mặt là một cơ hội để học hỏi và phát triển.

Dưới đây là tám chiến lược mà những người thành công thường sử dụng để rèn luyện cho bản thân khả năng vực dậy bản thân và tiếp tục tiến lên, vượt qua những thách thức để đạt được thành công.

1. Xây dựng một vòng kết nối của sự tin tưởng

Tất cả chúng ta đều cần có những người ở bên cạnh - những người mà chúng ta có thể dựa vào. Xây dựng một vòng kết nối chặt chẽ với những người bạn có thể tin tưởng là một phần quan trọng trong việc tăng cường khả năng vực dậy bản thân và vượt qua những thời điểm khó khăn.

Sponsored Ad

Bạn bè thân thiết, gia đình và những người thân yêu những người hỗ trợ chúng tôi - họ khuyến khích và động viên chúng ta, cho chúng tôi biết rằng chúng ta không cô đơn. Khi chúng ta sống giữa những người hỗ trợ, chúng ta có thể chia sẻ cảm xúc và mối bận tâm của mình mà không sợ bị đánh giá.

Các nghiên cứu cho thấy yếu tố chính giúp con người vượt qua khó khăn chính là sự quan tâm chăm sóc, hỗ trợ của những người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Những người có nhiều người hỗ trợ, chia sẻ sẽ ít bị trầm cảm và có khả năng đối phó tốt hơn trong thời điểm căng thẳng. Chỉ cần nhớ rằng hãy gặp gỡ, trò chuyện và yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần.

Sponsored Ad

2. Thay đổi cách nhìn nhận các tình huống căng thẳng

Cách chúng ta nhìn nhận một tình huống có khả năng gây căng thẳng có thể làm cho khủng hoảng tinh thần trở nên tồi tệ hơn hoặc giảm bớt đi. Điều này được gọi là tinh chỉnh nhận thức giúp chúng ta nhìn nhận mọi tình huống theo hướng tích cực hơn. Việc nhìn nhận mọi thứ theo cách tích cực hơn có thể giúp thay đổi nhận thức của chúng ta và làm giảm cảm giác căng thẳng.

Thủ thuật tâm trí này cũng giúp thay đổi hành vi của bạn vì các phản ứng căng thẳng của cơ thể thường được kích hoạt bởi căng thẳng nhận thức. Nói cách khác, nếu bạn luôn cảm thấy căng thẳng, cơ thể bạn sẽ sinh ra phản ứng sẵn sàng chiến đấu, dẫn đến những hành động khó kiểm soát.

Sponsored Ad

Do đó, hãy thay đổi cách bạn nghĩ về mọi thứ - tốt nhất là theo hướng lạc quan và hạn chế bản thân trượt theo những suy nghĩ tiêu cực quá mức. Thay vì xem một tình huống khó khăn là một vấn đề không thể vượt qua, hãy thử đóng khung nó như một thách thức mà bạn có khả năng vượt qua.

3. Sẵn sàng hành động

Đừng để bản thân bị tê liệt cảm xúc, hoặc cô lập bản thân sau một thất bại hoặc vấp ngã. Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng bạn không cần phải chịu đựng những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Bằng cách bắt đầu hành động và thực hiện từng bước nhỏ, bạn có thể có được sự tự tin để thực hiện các bước lớn hơn.

Sponsored Ad

Bạn có thể xây dựng khả năng phục hồi bằng cách học cách hành động quyết đoán trong các tình huống quan trọng. Đừng chờ đợi người khác đến và thu mình trong "tổ kén". Hãy lập tức xem xét những bước bạn có thể thực hiện ngay và đặt mình vào vị trí chỉ huy.

Làm thế nào bạn có thể kéo mình ra khỏi một thảm họa hoặc một tình huống tiến thoái lưỡng nan? Bạn không thể bỏ qua vấn đề của mình vì làm như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy bất lực. Hãy trao quyền cho bản thân và khai mở khả năng quyết đoán của bạn để kiểm soát và khắc phục tình huống tiêu cực.

Sponsored Ad


4. Có thái độ tích cực

Suy nghĩ và thái độ của bạn khi tiếp cận một vấn đề có thể tạo ra sự khác biệt lớn khi bạn đưa ra giải pháp để đối phó với một tình huống bế tắc hoặc rắc rối. Duy trì một tầm nhìn xa và lạc quan sẽ giúp bạn vượt lên tình trạng khó khăn hiện tại mà bạn đang gặp phải.

Sponsored Ad

Hãy chú ý đến những vòng tròn suy nghĩ tiêu cực mà bạn có thể bị mắc kẹt. Hãy nắm bắt được điểm yếu của bản thân khi bạn rơi vào những lối suy nghĩ căng thẳng. Khi bạn nghĩ về tương lai, bạn có tập trung vào hướng mọi thứ có thể tốt lên và tìm kiếm những khả năng, cơ hội phía trước không? Hay bạn chỉ tập trung vào những gì khiến cho mọi thứ trở thành những vấn đề vô vọng? Bạn sẽ tìm được câu trả lời khi thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực.

5. Chấp nhận sự thay đổi như là một phần của cuộc sống

Nhiều người dành cả đời để cố gắng tránh sự thay đổi. Viễn cảnh phải đối mặt với sự thay đổi khiến họ lo sợ về những điều họ chưa biết. Nhưng sự thay đổi chắc chắn sẽ chừa bạn ra.

Một cách quan trọng để những người thành công rèn luyện cho mình khả năng tự đứng dậy sau thất bại là chấp nhận sự thay đổi khi cần. Họ tập trung vào việc chuẩn bị cho sự thay đổi và họ học cách thích nghi, điều chỉnh khi sắp có thay đổi. Những người thành công coi sự thay đổi là một phần cần thiết để sửa đổi cách thức cũ và nắm bắt sự đổi mới.

Chúng ta sẽ liên tục trải qua sự thay đổi trong cuộc đời chúng ta, thông qua các mối quan hệ và trên chính cơ thể của chúng ta. Môi trường làm việc, nhà cửa của chúng ta cũng sẽ thay đổi, và thực tế toàn bộ thế giới xung quanh chúng ta cũng luôn trải qua những biến động.

Tất cả chúng ta phải học cách đối phó với sự thay đổi và tiếp tục tiến lên. Hãy luôn chú ý đến cách bạn đối phó với cảm giác căng thẳng do thay đổi mang lại. Hành động để điều chỉnh lại cách bạn nghĩ về sự thay đổi - xem xét các khả năng và cơ hội đi kèm với bất kỳ sự phát triển mới nào.

6. Giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát

Đừng để "chuyện bé xé ra to". Máy tính của bạn có thể bị sập, trong khi đối tác lại đang hối thúc, các tài liệu bị mất khiến bạn bỏ lỡ hạn chót. Trong tình huống này, mọi việc có thể khiến bạn cảm thấy gặp một vấn đề thực sự lớn. Bạn có thể thấy mình như muốn nổi điên, muốn trút giận và gây gỗ lên người khác. Tuy nhiên, trước khi bạn làm gì, hãy kiểm tra lại chính mình.

Phản ứng của bạn thực sự có phù hợp với tình hình? Vâng, nó căng thẳng, khó chịu và bực bội. Nhưng có ai bị tổn thương không? Có ai chết vì những gì vừa xảy ra? Bạn có thể phục hồi từ tình huống này? Nếu câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng là có, thì đừng vội làm điều gì khiến bạn có thể sẽ phải hối hận.

Hãy nhắc nhở bản thân về những điều tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Hãy xem xét điều tốt nhất và tồi tệ nhất có thể xảy ra. Trường hợp xấu nhất ở đây là gì? Tình huống này có thực sự tồi tệ như bạn nghĩ? Chắc là không. Hãy hành động ngay để khắc phục vấn đề và tiến lên phía trước.

7. Tăng cường sự tự tin của bản thân

Đôi khi chúng ta phải đào sâu và tìm ra sức mạnh trong chính bản thân mình để đối phó với những khó khăn. Để làm được như vậy, chúng ta phải tìm cách trau dồi sự tự tin và đảm bảo rằng chúng ta có thể xử lý được mọi tình huống.

Tìm cách thoát khỏi một thời điểm khó khăn không bao giờ là dễ dàng, nhưng bạn có thể làm được! Hãy tìm một số có thể giúp tăng sức mạnh cho bạn - một vật gia truyền từ cha mẹ hoặc ông bà, một món đồ bạn yêu thích và có thể giúp bạn thấy thoải mái,... - bất kể đó là gì, hãy sử dụng nó để củng cố sự tự tin của bạn. Hoặc nhìn vào gương và nói với bản thân rằng bạn tin vào chính mình, rằng bạn có thể làm được điều này. Đứng thẳng người, hít một hơi thật sâu và tiến về phía trước.

Khi phải đối mặt với một tình huống nguy cấp hoặc một thảm họa sắp xảy ra, hãy nhớ những gì bạn đã từng trải qua trong cuộc sống. Bạn đã từng vượt qua khó khăn trước đây và bạn có thể làm lại. Tin tưởng vào bản thân và biết rằng bạn có thể vượt qua bất kỳ thử thách nào sẽ giúp bạn làm chủ khả năng phục hồi và vượt qua mọi khủng hoảng.

8. Tìm niềm vui hàng ngày

Vào những ngày đen tối nhất, bạn có thể tìm thấy một vài điều nhỏ nhoi khiến bạn hạnh phúc. Ngay cả khi mọi thứ đang ở mức tồi tệ nhất và bạn đang cảm thấy xuống tinh thần nhất, bạn vẫn có những điều phải biết ơn.

Xây dựng khả năng vực dậy bản thân không chỉ là vượt qua thử thách mà còn là tìm kiếm những niềm vui hàng ngày làm cho cuộc sống trở nên đáng sống. Bạn có thể nhận ra rằng sự hài hước trong cuộc sống có thể giúp bạn nhìn mọi thứ tích cực hơn. Có thể cười khi đối mặt với nghịch cảnh là một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng và rèn giũa khả năng tự đứng dậy.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng cảm giác hạnh phúc của bạn được hỗ trợ bằng cách dành thời gian mỗi ngày để chăm sóc bản thân, cả thể xác và tâm hồn của bạn. Ăn uống các thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn có khả năng phục hồi để xử lý những áp lực hàng ngày cũng như những khủng hoảng bất ngờ.


Bạn có thể cũng thích bài viết này