Viêm hạch là gì? Viêm hạch có nguy hiểm không?

Viêm hạch là tình trạng nhiễm trùng ở một hoặc nhiều hạch bạch huyết, khiến các hạch sưng to, đau. Viêm hạch có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm nhưng thông thường là do nhiễm trùng.

Trên cơ thể con người có khoảng 600 hạch bạch huyết rải rác thành từng cụm khắp cơ thể, bao gồm dưới cánh tay (nách), ở háng (bẹn), quanh cổ, trong ngực (trung thất) và khoang bụng (mạc treo). Viêm hạch xảy ra khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc do một số bệnh lý nhất định.

1. Viêm hạch là gì?

Hạch bạch huyết là những cơ quan nhỏ, hình oval, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng chứa các tế bào miễn dịch giúp chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như vi rút.

Hạch bạch huyết được kết nối bởi các mạch bạch huyết, mang dịch bạch huyết, một dịch thể trong suốt chứa các tế bào bạch cầu (WBCs) và chất thải, lưu thông khắp cơ thể.

Sponsored Ad

Khi bạn bị bệnh và các hạch bạch huyết tiết ra các tế bào và hợp chất chống lại bệnh tật, chúng có thể bị viêm hoặc đau đớn. Tình trạng hạch bạch huyết bị viêm được gọi là viêm hạch.

Viêm hạch là gì? Viêm hạch có nguy hiểm không?  

Sponsored Ad

 Viêm hạch xảy ra khi hạch bạch huyết bị viêm do một nguyên nhân nào đó (Ảnh: Internet)

Phân loại viêm hạch

Viêm hạch có thể được phân loại thành hai loại dựa trên mức độ lan rộng của nó:

- Viêm hạch khu trú là viêm của một hoặc nhiều hạch bạch huyết gần khu vực có nhiễm trùng. Thông thường đây là nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn, vi rút, hoặc nấm gây ra, đã xâm nhập vào cơ thể thông qua một khu vực cụ thể.

- Viêm hạch toàn thân ảnh hưởng đến 2 hoặc nhiều khu vực của cơ thể và thường là một phần của một bệnh lý hệ thống rộng lớn hơn. Loại viêm hạch này có thể do nhiễm trùng, bệnh tự miễn, hoặc một số loại ung thư gây ra.

Sponsored Ad

Viêm hạch có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm hạch thường do nhiễm trùng và sẽ khỏi nhanh chóng nếu được điều trị thích hợp và không gây ra biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm hạch có thể dẫn đến các biến chứng như hình thành áp xe, viêm da (nhiễm trùng da), nhiễm khuẩn huyết và các nhiễm trùng khác.

Do vậy, điều quan trọng nhất là bạn nên đến bác sĩ thăm khám khi thấy hạch xuất hiện và điều trị theo phác đồ từ bác sĩ.

2. Triệu chứng của viêm hạch

Viêm hạch có thể gây ra một loạt triệu chứng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và vị trí của các hạch bạch huyết bị sưng. Bằng cách hiểu rõ những triệu chứng này, bạn có thể nhận biết và xử lý tình trạng kịp thời nếu mắc phải.

Sponsored Ad

Triệu chứng đặc trưng của viêm hạch bao gồm:

- Hạch bạch huyết sưng to

- Sốt

- Các hạch gây đau

- Đỏ hoặc có vệt da trên các hạch bị ảnh hưởng

Ngoài ra, viêm hạch có thể gây ra các triệu chứng khác: bao gồm các triệu chứng về đường hô hấp trên (sốt, sổ mũi hoặc đau họng), các chi sưng tấy, đổ mồ hôi ban đêm và các hạch bạch huyết cứng lại và giãn nở - điều này có thể cho thấy sự hiện diện của khối u.

Triệu chứng của viêm hạch có thể ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm hạch là gì? Viêm hạch có nguy hiểm không?  

Sponsored Ad

 Hạch bạch huyết sưng to, đau và sốt là những triệu chứng điển hình khi bị viêm hạch (Ảnh: Internet)

3. Nguyên nhân gây viêm hạch

Viêm hạch bạch huyết có thể xảy ra vì nhiều lý do. Bất kỳ nhiễm trùng hoặc virus nào, kể cả cảm lạnh thông thường, đều có thể khiến các hạch bạch huyết của bạn sưng lên. Vi khuẩn liên cầu và tụ cầu là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm hạch.

Ngoài ra, một số loại ung thư, như bệnh bạch cầu và u lympho, cũng có thể gây viêm hạch. Ít phổ biến hơn là bệnh lao và bệnh mèo cào có thể dẫn đến viêm hạch. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể không xác định được nhiễm trùng dẫn đến viêm hạch.

Sponsored Ad

4. Cách chẩn đoán viêm hạch

Viêm hạch bạch huyết được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, khám thực thể và xét nghiệm, cụ thể:

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám xét cơ thể kỹ lưỡng để đánh giá vị trí, kích thước, và đặc điểm của các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng. Họ có thể hỏi về những chuyến đi gần đây, tiếp xúc với động vật, hoặc bất kỳ tổn thương nào trên da có thể đã dẫn đến nhiễm trùng.

Ngoài ra, nhiều xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để xác nhận chẩn đoán của viêm hạch. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

- Xét nghiệm máu: Một xét nghiệm máu toàn phần (CBC) có thể được tiến hành để kiểm tra dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm, như là sự tăng lên của số lượng bạch cầu, tỷ lệ lắng của hồng cầu (ESR), và mức độ của protein C- phản ứng.

Sponsored Ad

- Nuôi cấy máu: Việc nuôi cấy mẫu máu có thể giúp nhận diện nguyên nhân vi khuẩn, bao gồm cả các chủng staphylococcus và streptococcus.

- Sinh thiết hạch bạch huyết: Trong một số trường hợp, sinh thiết có thể cần thiết để đánh giá mô hạch bạch huyết. Điều này có thể được thực hiện thông qua hút kim nhỏ, sinh thiết kim lõi, hoặc sinh thiết sau rạch.

- Xét nghiệm dịch bạch huyết trong môi trường nuôi cấy để xác định loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.

Ngoài khám thực thể và xét nghiệm trên, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm, chụp CT và MRI trong việc chẩn đoán viêm hạch. Những xét nghiệm này giúp nhìn thấy các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng và đánh giá kích thước, hình dạng và bất kỳ dị thường nào liên quan.

Viêm hạch là gì? Viêm hạch có nguy hiểm không?  

 Bác sĩ có thể khám thực thể và làm các xét nghiệm liên quan như xét nghiệm máu, sinh thiết hoặc siêu âm (Ảnh: Internet)

5. Cách điều trị viêm hạch

Phương pháp điều trị viêm hạch còn tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng thể, lịch sử y tế, mức độ nhiễm trùng, và các phản ứng dị ứng trước đó với kháng sinh. Các phương pháp điều trị bao gồm:

- Sử dụng thuốc

Phác đồ điều trị cụ thể thay đổi dựa trên nguyên nhân gốc rễ của nhiễm trùng. Một số thuốc thường được kê đơn khi bị viêm hạch bao gồm:

+ Amoxil (amoxicillin)

+ Cephalosporin

+ Doxycycline

+ Erythromycin

+ Penicillin G

+ Rocephin (ceftriaxone)

+ Vancocin (vancomycin)

+ Zithromax (azithromycin)

- Biện pháp giảm triệu chứng tại nhà

Để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm hạch bạch huyết, bác sĩ có thể đề xuất một số biện pháp chữa trị tại nhà và các lựa chọn không cần toa. Những biện pháp này có thể bao gồm:

+ Nghỉ ngơi và nâng cao phần cơ thể bị ảnh hưởng

+ Chườm để giảm viêm và sưng

+ Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Advil (ibuprofen) hoặc Aleve (naproxen) để điều trị cả viêm và đau

+ Sử dụng các loại thuốc giảm đau khác như Tylenol (acetaminophen)

Viêm hạch là gì? Viêm hạch có nguy hiểm không?  

 Chườm có thể giúp giảm viêm và sưng hạch bạch huyết (Ảnh: Internet)

- Phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật hiếm khi được yêu cầu khi bị viêm hạch, trừ khi cần phải dẫn lưu mủ từ một hạch bạch huyết bị nhiễm trùng. Phương pháp này thường được thực hiện cùng với liệu pháp kháng sinh.

Nếu viêm hạch là do khối u ung thư, có một số lựa chọn điều trị. Chúng bao gồm phẫu thuật để loại bỏ khối u, hóa trị và xạ trị.

Đôi khi, viêm hạch có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Điều này thường xảy ra với viêm hạch mạc treo ruột, tức là tình trạng sưng hạch bạch huyết ở vùng bụng.

6. Có thể phòng ngừa viêm hạch không?

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa viêm hạch nhưng bằng một số biện pháp dưới đây bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

- việc thực hành vệ sinh cá nhân tốt. Đảm bảo làm sạch và sử dụng chất khử trùng trên bất kỳ vết trầy xước hoặc vết nứt nào trên da.

- Điều trị nhiễm trùng kịp thời

- Tránh tiếp xúc với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh

Tóm lại, viêm hạch thường do nhiễm trùng và dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, nếu viêm hạch mãn tính, đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn như ung thư và nhiễm trùng không điển hình. Do vậy, bạn nên đến bệnh viện thăm khám ngay khi thấy hạch xuất hiện và gây đau.

Bạn có thể cũng thích bài viết này