Lợn chết la liệt, bò nổi u cục khắp nơi ở Nghệ An

Trong thời gian gần đây, dịch bệnh hoành hành ở Nghệ An. Hàng ngàn con lợn phải tiêu huỷ vì nhiễm dịch tả Châu Phi, nhiều con bò bị nổi u cục. 

Dịch tả lợn châu Phi tái phát trên diện rộng ở 17 các huyện, thị xã ở Nghệ An như: Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, Thanh Chương, Quế Phong, Diễn Châu… và đang tiếp tục lây lan.

Theo số liệu từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Chương, có 28/38 xã bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Tổng số lợn phải tiêu hủy gần 1.200 con. 

Nguyên nhân tái phát dịch trên địa bàn là do các ổ dịch cũ năm 2019, 2020. Mầm bệnh tồn tại trong môi trường chăn nuôi và động vật mẫn cảm. Công tác tiêu độc, khử trùng chưa thường xuyên, liên tục. 

Sau Tết Nguyên đán, người dân tái đàn lợn nhưng ít áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không khai báo với chính quyền địa phương...

Sponsored Ad

Thời tiết đang diễn biến thất thường, mưa, gió nhiều làm các nguồn nước, phân, chất thải từ các hộ gia đình phát tán ra môi trường, theo các kênh, mương vào ao, hồ, người chăn nuôi dùng để tắm, vệ sinh chuồng trại và cho lợn ăn, uống.


 Hàng ngàn con lợn ở Nghệ An phải tiêu huỷ vì bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Gia đình bà Phạm Thị Xuân, xã Thanh Lĩnh, Thanh Chương nuôi đàn lợn 8 con chuẩn bị đến ngày xuất chuồng, không may bị nhiễm dịch và buộc phải tiêu hủy, thiệt hại hàng chục triệu đồng.

Bà Xuân cho hay, khi có dịch tái phát, gia đình đã chủ động mua vôi bột khử trùng xung quanh chuồng trại, nhưng dịch vẫn lây lan vào đàn lợn. Giờ đây hệ thống chuồng trại bỏ không, chưa biết đến khi nào mới hết dịch để tái đàn.

Sponsored Ad

 Người dân ở huyện Con Cuông phun thuốc khử trùng sau khi phát hiện dịch bệnh lây lan  

 Người dân ở huyện Con Cuông phun thuốc khử trùng sau khi phát hiện dịch bệnh lây lan

Còn tại huyện Diễn Châu, gần 500 con lợn của 178 hộ, trên địa bàn 18 xã phải tiêu huỷ vì bệnh dịch tả lợn châu Phi. 

Ông Lê Thế Hiếu – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết, dịch bệnh chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Nguyên nhân do công tác tái đàn, vệ sinh chuồng trại, thực hiện các biện pháp phòng dịch chưa tốt.

Sau Tết cổ truyền, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đầu tư tái đàn, nuôi lợn lứa mới nhưng chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh, lựa chọn con giống khiến dịch bệnh tả lợn Châu Phi tái phát. 

Sponsored Ad

Bò bị bệnh viêm da nổi u cục

Ông Lô Văn Lý – Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Con Cuông cho biết, dịch tả lợn châu Phi trên ập tới cũng đã khiến huyện phải tiêu huỷ gần 500 con.

Bên cạnh đó, ở huyện còn có 22 con trâu bò bị nhiễm bệnh nổi cục.

 Bò được tiêm vắcxin sau khi phát hiện bệnh viêm nổi cục   

 Bò được tiêm vắcxin sau khi phát hiện bệnh viêm nổi cục 

 Các hộ nông dân nuôi bò đang phải gồng mình trước dịch bệnh   

 Các hộ nông dân nuôi bò đang phải gồng mình trước dịch bệnh 

“Chăn nuôi trâu bò, lợn là một trong những ngành nghề chính để phát triển kinh tế của bà con vùng cao. Do đó, khi phát hiện địa bàn có dịch, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc để xóm, xã thống kê đàn gia súc, kịp thời tiêm vắc xin”, ông Lý chia sẻ.

Sponsored Ad

 Đàn bò bị viêm da nổi cục ở khắp người  

 Đàn bò bị viêm da nổi cục ở khắp người

Chủ tịch xã Môn Sơn (huyện Con Cuông) Lương Văn Hoa cho biết, dịch tả lợn châu Phi ở xã có nguồn lây từ huyện Anh Sơn. 80 con lợn của 14 hộ dân đã phải tiêu huỷ.

“Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên tạm thời bà con chưa thể nuôi lợn trở lại. Xã đã mua thuốc phun khử trùng, kê khai các hộ đăng ký tiêm vắc xin cho đàn gia súc và số lợn chết phải tiêu huỷ”, ông Hoa cho biết.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Nghi Lộc, có 17/29 xã có đàn lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi và đã tiêu huỷ 165 con. Bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã có 218 con bị phát bệnh ở 20 xã.

Sponsored Ad

 Dùng vôi bột và phun thuốc phòng chống dịch bệnh   

 Dùng vôi bột và phun thuốc phòng chống dịch bệnh 

Chiều 12/4, trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, trên toàn tỉnh đến nay có hơn 5.000 con lợn bị nhiễm bệnh phải tiêu huỷ. Đàn trâu, bò bị nhiễm bệnh nổi cục ngoài da là hơn 1.000 con.

Theo ông Quỳnh, cơ quan đang tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An tổ chức cuộc họp mời các huyện về thực hiện huy động mọi nguồn lực để triển khai phòng, chống dịch.

"Người dân cần khai báo sớm khi phát hiện đàn lợn, bò có dấu hiệu bất thường để khoanh vùng chữa trị. Cần huy động người dân bỏ tiền để mua vắc xin cho đàn trâu, bò; mua hoá chất, khử khuẩn bằng vôi và các loại thuốc diệt ruồi muỗi, côn trùng tránh lây nhiễm", ông Quỳnh nói.

Chi cục Thú y Nghệ An khuyến cáo, người dân cần tuân thủ 6 không: Không bán chạy gia súc ốm yếu; không vứt xác chết gia súc ra ngoài môi trường; không giết mổ làm thịt những con vật ốm yếu, ăn thịt những con có dấu hiệu mắc bệnh; không cho lợn ăn những thức ăn thừa thải từ nhà hàng và không dùng nước ao, hồ chưa qua xử lý.

 

Bạn có thể cũng thích bài viết này