Thói quen ăn sáng tăng các biến chứng bệnh tiểu đường

Ăn sáng muộn, ăn nhiều tinh bột, ít chất xơ... gây hại cho đường huyết, tăng các biến chứng bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Thói quen ăn sáng tăng các biến chứng bệnh tiểu đường  

Sponsored Ad

Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường. Nguồn ảnh: Internet 

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường.

Sponsored Ad

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên có một số thói quen xấu khi ăn sáng có thể gây nên biến chứng xấu, sức khỏe sa sút.

Ăn sáng quá muộn

Bác sĩ cảnh báo nhiều người bệnh tiểu đường thường ăn sáng quá muộn, thường ăn sau 9-10 giờ sáng. Thậm chí bỏ luôn ăn sáng vì nghĩ ăn nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đây là những suy nghĩ vô cùng sai lầm.

Ăn sáng có thể cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động thể chất trong buổi sáng. Đồng thời giúp kiểm soát cơn đói, tránh ăn quá nhiều vào các thời điểm khác trong ngày, giúp giữ lượng đường trong máu ổn định suốt buổi sáng và thậm chí cả ngày.

Sponsored Ad

Nếu bạn ăn sáng quá muộn, thậm chí bỏ bữa sáng dễ gây hạ đường huyết, gây rối loạn nhịp sinh học, phá vỡ quá trình chuyển hóa và nội tiết bình thường của cơ thể. Đường trong máu lên xuống thất thường chính là nguyên nhân làm tổn thương thêm tuyến tụy.

Bác sĩ khuyên bệnh nhân tiểu đường nên ăn sáng trong khoảng thời gian từ 7 - 8 giờ, muộn nhất là 8 giờ 30 phút.

Quá ít protein

Một bữa ăn hoàn hảo cho người mắc đái tháo đường cần có đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất xơ - protein - chất béo tốt - rau không chứa tinh bột.

Vì thế, protein cũng là chất cần xuất hiện trong bữa sáng. Thường sau khi ngủ dậy, đa số chúng ta sẽ có cảm giác uể oải, vì lúc này một phần năng lượng dự trữ đã bị tiêu hao. Cho nên việc dùng các thực phẩm chứa protein sẽ giúp bù lại phần năng lượng này mà không gây tăng lượng đường trong máu.

Sponsored Ad

Thích ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thói quen ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng dầu mỡ cao vào buổi sáng thực sự vô cùng nguy hiểm. Bác sĩ Li cảnh báo rằng nhóm thực phẩm này có chứa lượng cholesterol cao, có thể làm tăng mỡ máu, tăng đường huyết sau ăn.

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ đồ chiên rán từ 1 đến 3 lần mỗi tuần có thể làm tăng 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, từ 7 lần trở lên mỗi tuần làm tăng nguy cơ lên đến 55%.

Thích ăn những thức ăn giàu tinh bột

Khi đã mắc bệnh tiểu đường, bạn phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Vào buổi sáng, nhiều người thích ăn bún, mì gạo, cháo đây đều là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thường xuyên ăn sẽ dễ bị tăng đường huyết.

Sponsored Ad

Muốn kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn tốt nhất không nên ăn nhiều các món này vào bữa sáng. Thay vào đó, bạn nên chọn một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để có chất dinh dưỡng, ví dụ như bột yến mạch, trứng, sữa, rau...

Khi đường huyết ổn định, bạn vẫn có thể ăn bún theo liều lượng mà bác sĩ cho phép.

Thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn

Chất xơ vốn là một trong những dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho hầu hết các đối tượng, kể cả bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài hỗ trợ các hoạt động và bảo vệ sức khỏe của đường ruột, ngừa bệnh trĩ, giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột kết,... thì với bệnh nhân đái tháo đường, tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ có giúp ổn định lượng đường và cholesterol trong máu.

Bạn có thể cũng thích bài viết này