Sao không mở sổ tiết kiệm tiền lì xì?

Sau Tết Nguyên đán, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có tiền lì xì, không ít thì nhiều. Nhưng hầu như các bậc phụ huynh chưa chú tâm lắm về khoản tiền may mắn

Sau Tết Nguyên đán, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có tiền lì xì, không ít thì nhiều. Nhưng hầu như các bậc phụ huynh chưa chú tâm lắm về khoản tiền may mắn này của con trẻ.

Sponsored Ad

Chương trình Tiết kiệm Phù Đổng của Sacombank 

Rất nhiều gia đình cho con tiêu tiền lì xì thoải mái, mua bất cứ thứ gì con thích, mà không can thiệp. Rất nhiều trẻ dùng tiền lì xì để vào quán Net chơi game, mua đồ chơi mang tính bạo lực như dao kiếm, lựu đạn, búa, rìu, súng ống bằng nhựa… Giá bán những món này cũng không rẻ, từ 100.000 đến 300.000 đồng. Do trẻ chưa ý thức trong việc tiết kiệm tiền, cũng như chưa lao động để tạo ra của cải nên hễ được phép thì tiêu pha thoải mái mà không đắn đo gì. Thành ra, cứ tầm hết tháng Giêng là con trẻ đều sạch sẽ tiền lì xì.

Sponsored Ad

Đã đến lúc cha mẹ cần phải thay đổi quan niệm “tiền lì xì của con thì cho con tiêu pha thoải mái”. Bởi, điều đó không những mất đi một khoản tiền lớn (đối với con trẻ) mà còn tạo cho con một nền tảng xấu, đó là tính tiêu xài hoang phí. Vậy nên, cha mẹ hãy cùng con tiết kiệm từ những phong bao lì xì. Ngoài việc giúp con tiết kiệm theo cách truyền thống là bỏ ống heo đất thì cha mẹ rất cần nghĩ đến “tiết kiệm 4.0”. Đó là mở tài khoản tiết kiệm cho con trẻ tại ngân hàng, rất tiện lợi và không bị mất cắp như bỏ ống heo đất (có thể làm trẻ buồn và hụt hẫng). Hiện nay, hầu như ngân hàng nào cũng có dịch vụ này. Hầu hết đều cho phép trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi (có nơi cho phép đến dưới 18 tuổi) đã có thể đứng tên sổ tiết kiệm (số tiền gửi tối thiểu ban đầu và những lần tiếp theo là 100.000 đồng). Ba mẹ có thể tùy ý gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm bất cứ lúc nào.

Sponsored Ad

Khác với gửi tiết kiệm thông thường, thủ tục mở sổ tiết kiệm cho con rất đơn giản, có thể gửi thêm tiền bất cứ lúc nào và qua nhiều hình thức như tại quầy, qua Internet Banking, Mobile Banking hoặc thậm chí qua ATM. Đồng thời khi cần khách hàng cũng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào. Với sự tiện lợi đó, cha mẹ nên dùng tiền lì xì của con để gửi tiết kiệm, đồng thời khuyến khích con nhín một chút số tiền ăn quà bánh mỗi ngày gom góp và gửi thêm vào tài khoản. Cứ thế mỗi tuần (có thể mỗi ngày), mỗi tháng, mỗi năm, cha mẹ và trẻ cứ duy trì số tiền tiết kiệm ấy cho lâu dài. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn ở chỗ là làm sao con trẻ hiểu và chấp nhận việc “dùng tiền của mình đem cất ở đâu đó mà không thấy mặt mũi”. Giải thích cặn kẽ và đưa con đến ngân hàng mở sổ trực tiếp là điều cha mẹ nên làm. Vẽ ra những chân trời tươi sáng để con hiểu được giá trị của việc gửi tiền tiết kiệm, nào là: “Sau này con sẽ dùng số tiền này để mua xe gắn máy, đóng học phí đại học”… Để động viên con hứng thú trong việc gửi tiết kiệm, cha mẹ thường xuyên tặng thêm tiền cho con để con trẻ hào hứng đi gửi tiền (cũng là cách ba mẹ tiết kiệm). Khi đi gửi tiền tiết kiệm, cha mẹ nên dẫn con theo hướng dẫn, giải thích để con hiểu giá trị của việc gửi tiền tiết kiệm là như thế nào.

Sponsored Ad

Theo sự đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc mở sổ tiết kiệm cho trẻ em giống như một hình thức bảo hiểm nhân thọ cho con từ nhỏ nhưng linh hoạt hơn, không bắt buộc phải đóng tiền theo tháng và bình quân lãi suất cao hơn. Đồng thời dịch vụ này còn đáp ứng được nhu cầu của người dân. Gửi tiết kiệm vào ngân hàng chỉ vài trăm ngàn đồng/tháng có vẻ ít ỏi nhưng nếu tích lũy nhiều năm trời thì sẽ trở thành số tiền to lớn giúp cha mẹ nuôi con ăn học nên người.


Bạn có thể cũng thích bài viết này