Khen ngợi con trẻ không chỉ là nghệ thuật mà còn là khoa học

Khen con bằng cách so sánh con cùng người khác, nhấn mạnh phẩm chất vốn có của trẻ… đã và đang vô tình nuôi dưỡng mầm mống của sự kiêu ngạo, lòng ích

“Con mẹ xinh đẹp quá! Con mẹ xuất sắc quá! Con đá hay hơn bạn A đó! Con bố ngoan lắm! Không ít hơn chục lần mỗi ngày, tôi và bà xã nói những điều này với con trai của mình. Suốt 4 năm qua, nay tôi mới giật mình nhận ra mình đã sai” – Anh Phùng Ngọc H. (39 tuổi – Bình Thạnh) chia sẻ.

Những lời khen cửa miệng như thế đã trở nên rất đỗi quen thuộc với bao thế hệ làm cha mẹ. Ai ai cũng nghĩ, khen con là liều thuốc bổ để bé có động lực. Nhưng nào ngờ những lời khen “vô thưởng vô phạt” như thế này đã biến thành liều “thuốc độc” tích tụ trong người con. Để rồi một ngày, bậc làm cha mẹ như anh H., vợ anh và rất rất nhiều người nữa giật mình nhận ra “dạy con sai một ly là đi cả dặm”.

Sponsored Ad

Trẻ sẽ thất vọng vì lời khen chẳng giống thực tế hay bố mẹ đã lừa gạt mình

Sponsored Ad

Sai lầm 1: Khen ngợi phẩm chất trời ban cho trẻ mà quên đi trạng thái của cha mẹ

Tiến sĩ Bùi Trân Phượng, nhà giáo dục - khoa học, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen từng chia sẻ tại buổi workshop Vài suy nghĩ về giáo dục: “Không có một tật xấu nào của trẻ nhỏ không phải ảnh hưởng do người lớn. Bởi, mua một bộ quần áo mới cho trẻ, câu đầu tiên là “công chúa của mẹ mặc đồ mới đẹp quá” đã vô tình tạo cho trẻ thói quen kiêu căng, khoe khoang, đua đòi nhưng chúng ta lại không biết”.

“Giỏi giang, thông minh, xinh đẹp” những mỹ từ mà bất cứ ai làm cha mẹ cũng đều mong con có được khi chào đời. “Tốt khoe – xấu che”. Bố mẹ không tiếc lời ngợi khen con. “Con gái mẹ mặc đồ xinh quá. Con trai bố thông minh nhất nhà”. Nhưng, bạn đã quên mất rằng, đó là phẩm chất tự nhiên, là bản chất trời ban, vốn có của trẻ. Càng khen những điều tự nhiên con đã sẵn có mà chẳng cần nỗ lực nào đạt được khiến trẻ ỷ lại vào những điều mình làm được.

Sponsored Ad

Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng được trời phú sự thông minh, xinh đẹp. Nhận được quá nhiều lời khen như thế, bước đầu trẻ sẽ cảm thấy tự tin vô cùng. Song, lâu dần lại hình thành thói chủ quan, kiêu căng, tự mãn. Đó mới là sai lầm, là điều nguy hiểm. Khi con ra đời, gặp phải thử thách, vấp phải thất bại, con chưa thể sẵn lòng để đón nhận vì suy nghĩ mình luôn là tài năng, xinh đẹp số một trong gia đình. Trẻ sẽ thất vọng vì lời khen chẳng giống thực tế hay bố mẹ đã lừa gạt mình. Trẻ sẽ tìm cách thoái thác, trốn tránh thay thì đối mặt giải quyết. Tật nói dối cũng từ đó mà hình thành.

Sponsored Ad

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các bé được khen ngợi vì sự nỗ lực của mình sau này có chỉ số kiên trì, vượt khó cao hơn nhóm còn lại.

Sponsored Ad

Giải pháp là gì? Nhấn mạnh vào trạng thái cảm xúc của bố mẹ thay vì phẩm chất. “Con cố gắng giải được câu đố, ba/mẹ rất vui và tự hào” hay “Mẹ rất vui và biết ơn cô thợ may khi thấy con mặc bộ quần áo này”.

Sai lầm 2: Chỉ khen kết quả thay vì quá trình

Vài năm trước, Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (APA) công bố một báo cáo bất ngờ về phản ứng của các bé học lớp 5 trước lời khen khi giải một bài toán. Một số trẻ được khen thông minh khi tìm ra kết quả. Số còn lại nhận được lời khen vì cả quá trình cố gắng giải bài toán.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các bé được khen ngợi vì sự nỗ lực của mình sau này có chỉ số kiên trì, vượt khó cao hơn nhóm còn lại.

Sponsored Ad

Tiến sĩ Shari Young Kuchenbecker – phát ngôn viên của hiệp hội này phát biểu: “Chính nhờ lời khích lệ cho quá trình làm việc, thái độ tích cực và khát khao cố gắng làm được mà các con đã trở thành những đứa trẻ tự tin - không bao giờ bỏ cuộc”.

Việc khen quá trình con làm ra được kết quả sẽ giúp trẻ hiểu được điều mà bố mẹ và người lớn quan tâm nhất ở con là sự nỗ lực phấn đấu của mình. Con sẽ tiếp tục phấn đấu, vượt qua khó khăn để được công nhận và ngợi khen.

Khi con được danh hiệu học sinh giỏi, thay vì khen “Con giỏi quá!”, bạn có thể nói “Mẹ thấy con đã rất nỗ lực để ôn bài, biết dậy sớm và học hành chăm chỉ suốt học kỳ qua”.

Sponsored Ad

Dành “lời có cánh” cho con bằng việc so sánh trẻ hơn hẳn bạn bè vô tình gieo vào tâm trí của trẻ sự kiêu ngạo.

Sai lầm 3: So sánh con với người khác khi khen ngợi

Dành “lời có cánh” cho con bằng việc so sánh trẻ hơn hẳn bạn bè. “Con múa đẹp hơn bạn A”, “Con giỏi hơn bạn B” vô tình gieo vào tâm trí của trẻ sự kiêu ngạo.

Ngược lại, hay chê bai con trước đám đông, mang áp lực “con nhà người ta” ra đe dọa trẻ sẽ khiến trẻ tự ti, ganh tị.

Hai bí quyết khen cực sáng tạo để trẻ có chỉ số EQ tuyệt vời

1. Mượn lời người tỏ lời mình

Thay vì tự mình khen con, bạn có thể mượn lời người khác và truyền đạt lại với con. Thay vì mẹ nói “Con rất lễ phép chào hỏi người lớn”, bạn có thể khen “Cô giáo bảo con rất lễ phép chào hỏi người lớn”.

2. Đừng quên khích lệ con từ những điều nhỏ nhặt nhất

Bình thường bé chơi đồ chơi xong sẽ quăng lộn xộn vào rổ, hôm nay con đã biết sắp xếp lại gọn gàng. Bố mẹ đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc bé xíu vậy nhé. Con sẽ rất vui vì biết bố mẹ luôn quan sát mình và cố gắng làm những điều tốt giống vậy dù là nhỏ nhất.

Bạn có thể cũng thích bài viết này