Không nên ăn các thực phẩm khô bị nấm mốc

Không ít gia đình người Việt thường có thói quen phơi thực phẩm khô để dùng dần. Tuy nhiên, nếu thực phẩm khô không được phơi, bảo quản đảm bảo an toà

Hiện nay, nhiều gia đình vẫn còn giữ thói quen dự trữ thực phẩm khô như củ cải, xu hào, cà rốt, cá, mực, tôm, măng,… Với các loại rau củ, sau khi thu hoạch hoặc mua về sẽ được rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng và phơi vài nắng cho khô. Nhiều nhà đánh bắt được hoặc mua cá rô, cá riếc, lươn, trạch,… về làm sạch rồi mang phơi để dùng dần.

Tuy nhiên, trong quá trình phơi, thực phẩm rất dễ bị ruồi, nhặng, gián bâu vào, khiến thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn. Hoặc sau khi phơi xong, nếu không bị bảo quản tốt, thực phẩm sẽ dễ bị nấm mốc gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Sponsored Ad

Xua hào và cà rốt là những loại củ thường được phơi khô để xào hoặc muối chua ngọt

Sponsored Ad

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết do được bảo quản không tốt nên nhiều loại đồ khô có biểu hiện bị nấm mốc, nhiều người vì tiếc rẻ mà mang ra phơi vì quan niệm thực phẩm khô bị nấm mốc là chuyện bình thường, cứ cạo hết nấm mốc rồi mang phơi là có thể dùng được.

Tuy nhiên, đây là một cách làm rất phản khoa học. Bởi, thực tế, việc cạo đi cho hết mốc, hay việc rửa bằng nước cho hết những vết nấm mốc (nhìn bằng mắt thường) nhưng độc tố thì đã ngấm sâu vào bên trong thực phẩm, nếu ăn vào, người sử dụng rất dễ bị ngộ độc.

Sponsored Ad

Bên cạnh đó, dù có phơi kỹ thì ánh nắng mặt trời chỉ giúp cho thực phẩm bớt ẩm đi chứ không thể giúp thực phẩm hết nấm mốc được. Hơn nữa, thực phẩm đã bị nấm mốc thì hương vị của món ăn cũng sẽ không ngon và không đảm bảo chất dinh dưỡng.

Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, khi mọi người phát hiện thực phẩm khô nhà mình bị nấm mốc thì cần bỏ đi ngay. Đối với lạc, mọi người có thể nhặt hết những hạt bị nấm mốc vứt đi, còn những thực phẩm đã mốc xanh, mốc đen thì tuyệt đối không nên vì tiếc mà mang phơi để dùng tiếp.

Riêng đối với mực, nhiều người lầm tưởng những đám bột phủ trắng trên thân mực là mốc nhưng thực tế đó là lớp phấn kết tinh của muối và các chất trong cơ thể mực. Mực khô có lớp phấn trắng mỏng đó được cho là mực mới, rất ngon. Còn trên thân mực có các đốm xanh, đen thì đó mới là mốc và cần được loại bỏ.

Sponsored Ad

Mực bị nấm mốc cần loại bỏ ngay để tránh bị ngộ độc

Trong quá trình phơi, mọi người cũng cần đặc biệt chú ý lựa chọn địa điểm phơi thích hợp nhằm tránh chó mèo vần, cũng như phủ lớp vải mỏng lên trên để tránh ruồi nhặng bâu vào gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.


Bạn có thể cũng thích bài viết này