Giáo viên viên tụ tập chơi bài trong trường tiểu học, hiệu trưởng ‘làm ngơ’
Trời ơi, mình vừa đọc được thông tin này mà không dám tin luôn. Mình phải lên đọc ở các kênh chính thống xem có đúng không thì thật buồn đây là thông tin hoàn toàn chính xác nhé mọi người. Các báo lớn đều lên bài rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể là ngày 12/8, lãnh đạo UBND huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cho biết, đã nhận được báo cáo của Phòng GD-ĐT trước thông tin phản ánh giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Phú (xã Ninh Quới A) chơi đánh bài trong khuôn viên trường.
“Trưởng phòng GD-ĐT huyện bận đi công tác. Ngày mai (13/8), huyện sẽ mời lãnh đạo Phòng lên làm việc để có hướng xử lý kịp thời”, vị lãnh đạo huyện chia sẻ.
Sponsored Ad
Trước đó, ngày 18/7, Phòng GD-ĐT huyện nhận được phản ánh: “Ông Huỳnh Văn Tế – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Phú để giáo viên dùng thư viện trường để chơi đánh bài, làm ảnh hưởng đến học sinh”. Sau khi nhận được thông tin, Phòng đã vào cuộc xác minh.
Sponsored Ad
Trường tiểu học nơi xảy ra sự việc, ảnh: VNN
Theo kết quả xác minh, việc cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đánh bài tại phòng thư viện (phía bên phòng đọc sách của giáo viên) là có thật. Việc này đã diễn ra nhiều lần, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (nam) của trường đều tham gia từ 1 đến 2 lần trở lên.
Báo cáo của Phòng GD-ĐT huyện nêu: “Thời điểm diễn ra sự việc nêu trên thường là trong giờ ra chơi, sau sinh hoạt chuyên môn, sau các lần tổ chức lao động tại trường. Không có ai đứng ra tổ chức chơi bài, mà anh em cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rủ nhau chơi một cách tự phát.
Sponsored Ad
Hiệu trưởng biết sự việc này nhưng không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đánh bài ăn thua là nước uống, đôi khi có thuốc lá. Bên nào thua thì trả, không có việc chơi bài ăn tiền”,
Để xảy ra sự việc nêu trên, Phòng GD-ĐT huyện cũng nhận định trách nhiệm chính thuộc về ông Huỳnh Văn Tế. Từ đó, Phòng đề nghị Chủ tịch UBND huyện xử lý ông Tế theo quy định.
Vì sao nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý
Chúng ta vẫn thường nghe đến câu nói: Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Dạy học là nghề đặc biệt. Bởi đây là nghề mà tạo ra sản phẩm tri thức, nhân cách của một con người. Từ xa xưa, nghề giáo được xem là biểu tượng thiêng liêng, một nghề cao quý trong các nghề cao quý. Nghề giáo được coi là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò học noi theo mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước.
Sponsored Ad
Công ơn của các thầy các cô sẽ mãi luôn được nhìn nhận theo hướng tích cực nhất, mãi được xã hội trọng dụng, công nhận.
Từ các cấp nhỏ như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến cấp lớn hơn như trung học phổ thông, đại học, mỗi một lứa tuổi sự dạy dỗ của thầy cô đối với học trò mang hình thức không như nhau. Chính vì vậy mới có sự phân cấp đào tạo giáo viên và từ chuyên ngành của mình, họ được đào tạo bài bản, chuyên sâu, không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn được trang bị những kỹ năng mềm để việc giảng dạy học sinh được chuyên sâu và toàn diện nhất.
Sponsored Ad
Theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nhà giáo thì giáo viên không được làm 11 điều sau đây:
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
– Gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
– Trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
– Xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
Sponsored Ad
– Tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
– Hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
– Sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
– Gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
– Sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
– Tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, m/ạ/i d/â/m, m/a/ t/u/ý, m/ê t/ín, dị đoan; sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đ/ồ/i tr/ụ/y, độc hại.