Người trẻ cũng dễ đột quỵ vì những sai lầm này

Mới đây ca sĩ Đại Nhân đã nhập viện vì bị đột quỵ. Thực tế trường hợp người trẻ ra đi vì đột quỵ không hiếm và ngày càng có nhiều người mắc căn bệnh n

Tăng cường vận động thể lực để giải tỏa stress căng thẳng. 

Sponsored Ad

Những cái chết trẻ tuổi đầy tiếc nuối vì đột quỵ

Nhiều người vẫn lầm tưởng, tai biến mạch máu não hay còn gọi đột quỵ não chỉ "dành riêng" cho người lớn tuổi, trên 50 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ gần đây, bệnh này ngày càng trẻ hóa khi liên tiếp có những trường hợp còn ít tuổi vào viện, thậm chí có những trẻ chí mới 9, 10 tuổi.

Mới đây, trên trang cá nhân nam ca sỹ Đại Nhân chia sẻ về việc đột ngột bị tai biến. Căn bệnh khiến nam ca sỹ nhập viện trong tình trạng gần như liệt nửa bên người, méo miệng phải phẫu thuật. Nam ca sỹ chia sẻ, khi ăn trưa cùng gia đình xong thì bất ngờ cảm thấy nhức đầu nên nằm nghỉ. Khi ngủ Đại Nhân cảm thấy mắc tiểu, song tỉnh dậy lại không đứng lên được. Nghĩ rằng ngủ sai tư thế bị chuột rút nên Đại Nhân cố bật dậy khỏi giường nhưng không thể, sau đó té đập đầu vào tủ. Ngay sau khi phát hiện, chàng ca sĩ được người thân đưa đi cấp cứu.

Sponsored Ad

Không may mắn như ca sỹ Đại Nhân, nam ca sỹ Trần Nguyên, cựu thành viên nhóm nhạc AXN đình đám một thời ở Vpop đã đột ngột qua đời sau một cơn đột quỵ ở độ tuổi 34. Theo các đồng nghiệp kể lại, trước đó anh sinh hoạt bình thường và còn rất khỏe mạnh.

Trường hợp người trẻ ra đi vì đột quỵ không hiếm, trước đó vào tháng 6-2018, thầy giáo Phạm Quốc Tuấn (38 tuổi) công tác tại Trường THPT Tắc Vân, TP Cà Mau đang chuẩn bị vào phòng coi thi môn Ngữ Văn ở Hội đồng thi huyện Thới Bình (Cà Mau) thì than mệt rồi đột ngột ngã xuống bất tỉnh. Các đồng nghiệp đưa đi cấp cứu, song thầy đã tử vong sau đó.

Sponsored Ad

GS.TS Lê Đức Hinh, nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam cho biết, đột quỵ não phần lớn gặp ở người cao tuổi nhưng những người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải. Có những bạn trẻ 20 tuổi đã bị đột quỵ, thậm chí còn bị sớm hơn.

Đột quỵ ở người trẻ thường diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao. Ngược lại, người trẻ bị đột quỵ có khả năng phục hồi tốt hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, khả năng phục hồi như bình thường tùy thuộc sức lực của từng người, mức độ nặng nhẹ, độ tuổi và thời gian. Khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ phải chịu những di chứng làm ảnh hưởng chức năng vận động/di chuyển khiến họ không thể tự chăm sóc bản thân.

Sponsored Ad

Điều đáng nói là không ít bệnh nhân bị mất đi cơ hội sống bởi những sai lầm của bản thân cũng như người thân. “Thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ là khoảng từ 3-5 giờ, tính từ lúc bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu bệnh nhưng nhiều người vào viện muộn do suy nghĩ khi bị đột quỵ phải nằm yên một chỗ không được vận động, không đưa đi viện ngay để tránh bệnh nặng thêm. Theo nguyên lý không để bệnh nhân vận động là áp dụng đối với bệnh nhân khó có thể đi được, vì nếu vận động bệnh nhân có thể ngã, bệnh thêm nặng. Cùng với đó, nhiều người lại cạo gió, xoa bóp cho bệnh nhân…

Sponsored Ad

Mặc dù có những biểu hiện của bệnh đột quỵ nhưng rất khó để phát hiện sớm cũng như có hướng điều trị kịp thời. Triệu chứng đột quỵ ở người trẻ có thể khác so với người lớn tuổi nên thường bị chẩn đoán nhầm thành đau nửa đầu, động kinh, đa xơ cứng hoặc lo âu quá độ… nên có thể bỏ qua. Như trường hợp của nam ca sĩ Đại Nhân mới đây, theo anh chia sẻ thì anh thường hay bị nhức một bên đầu, khó thở nhưng cho đó là bình thường, không để tâm đến. Anh không nghĩ đây lại là dấu hiệu của căn bệnh đột quỵ.

Thói quen xấu dẫn đến gia tăng đột quỵ

GS.TS Lê Đức Hinh cho rằng, ở người trẻ tỷ lệ đột quỵ do các yếu tố như dị dạng mạch máu não nhiều hơn, bệnh tim, một số trường hợp còn do dùng thuốc ngừa thai đường uống… Những trường hợp bị đột quỵ đa phần là những người vốn có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì... nếu chỉ thêm yếu tố khách quan như thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá cũng sẽ làm tăng các nguy cơ dẫn tới đột quỵ.

Sponsored Ad

Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, lối sống thiếu khoa học cũng làm gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ. Người trẻ lại thường tự tin vào sức khỏe, không quan tâm đến vấn đề ăn gì, vận động ra sao?

Nhiều người có thói quen thích ăn gì thì ăn, thích thì uống, nhất là lạm dụng rượu bia, các đồ ăn nhanh trong khi ngại ăn rau; sử dụng các đồ chứa đường thoải mái khiến tích trữ năng lượng, tăng cân béo phì nguy cơ tăng huyết áp, mỡ máu tăng cao. Hay tiếp xúc quá lâu bên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi; thói quen thức khuya… căng thẳng, stress thường xuyên. Ngoài ra, không ít người lại có xu hướng ăn quá mặn, tiêu thụ muối nhiều dẫn tới tăng huyết áp. Người gầy thì nghĩ sẽ không bị tăng huyết áp nhưng đó là sai lầm vì khi chế độ dinh dưỡng không hợp lý vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp. Chính lối sống thiếu khoa học này cùng với sự suy giảm chức năng cơ thể đã sản sinh rất nhiều độc chất gốc tự do hủy diệt cơ thể, nhất là não bộ.

Sponsored Ad

Để phòng bệnh đột quỵ, PGS.TS Lê Bạch Mai khuyến cáo trước hết phải phòng ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Theo đó cần chú ý:

- Những người mắc chứng tăng huyết áp, mỡ máu hoặc bệnh tim mạch cần lưu ý kiểm soát được cân nặng, không để tăng cân, chỉ số khối cơ thể IBM ở mức 20- 22%, đừng để gầy quá cũng đừng quá béo.

- Không được bỏ bữa, tránh tình trạng ăn no dồn đói góp. Bữa ăn dồn thường làm cho đường máu tăng quá cao dẫn tới tích lũy mỡ nhiều.

- Cần quan tâm đến chất béo ăn vào, không nên kiêng hết nhưng nên hạn chế các chất béo bão hòa.

- Cần tăng yếu tố bảo vệ như ăn rau mỗi ngày (ưu tiên rau lá màu xanh thẫm), ăn nhiều quả chín… Không nên ăn mặn, chỉ nên ăn dưới 5g muối một người mỗi ngày.

- Tăng cường vận động thể lực để giải tỏa stress căng thẳng.

- Hạn chế rượu bia, bỏ hẳn được càng tốt. Dù uống rượu bia ở bất kỳ liều lượng nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, không có ngưỡng an toàn nào hết.

Nhận biết một người đang đột quỵ

Hãy nhớ nguyên tắc FAST, tức là mặt - tay - nói - thời gian tương ứng dấu hiệu méo mặt, liệt mặt, rối loạn thị giác; khó nói hoặc nói ngọng; tay yếu, đi không vững, chóng mặt và thời gian vàng cấp cứu. Nếu nghi ngờ một người đột quỵ hãy yêu cầu người đó nói tên, mỉm cười hay giơ hai cánh tay lên. Nếu họ không thực hiện được hoặc thực hiện khó khăn, nghĩa là đang bị đột quỵ.


Bạn có thể cũng thích bài viết này