Hành trình Gia Lai

Gia Lai đẹp và quyến rũ nhất vào thời điểm từ tháng 10 đến cuối tháng 2. Đây cũng là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm của vùng Tây Nguyên với khí h

Khám phá cồng chiêng ở Gia Lai.

Điểm đến đậm chất văn hóa này luôn vang tiếng cồng chiêng. Nói khách khác, cồng chiêng vẫn luôn có sức sống mãnh liệt trong từng ngôi làng. Nhiều gia đình vẫn gìn giữ từng bộ cồng chiêng như món bảo vật. Có thể kể đến già Kpui Nhoai (làng Nhắt, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông), già Nhơn (làng Xom, xã Ia Me, huyện Chư Prông), già Siu Khlơi (làng Gran, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê)… Những ngôi làng đã từng “trắng” cồng chiêng thì nay người dân cũng bắt đầu cùng nhau gom góp, tìm mua lại một bộ chiêng khác để làng trầm bổng những thanh âm mê đắm mỗi dịp lễ hội hay chào đón du khách.

Sponsored Ad

Vào thăm các buôn làng ở Gia Lai để cảm nhận, buôn làng chính là cái nôi, cũng là không gian để các di sản văn hóa hình thành và phát huy giá trị. Như nghề dệt thổ cẩm, các loại hình nghệ thuật truyền thống như tạc tượng, đan lát hay các di sản văn hóa phi vật thể như dân ca, lễ hội… vẫn giữ được nhịp đập trong từng buôn làng, song vẫn có sự tiếp biến văn hóa để phù hợp hơn với nhu cầu phát triển.

Cùng với nét văn hóa đặc trưng, Gia Lai luôn được dân mê du lịch đánh giá là một trong những trải nghiệm vô cùng độc đáo. Nơi đây lưu giữ lại nhiều nét hoang sơ mộc mạc của núi rừng mà người ta thật khó có thể cảm nhận ở một nơi nào khác. Trong hành trình chinh phục Gia Lai, có lẽ hồ T’Nưng còn có tên gọi khác là Biển Hồ được du khách mong muốn đặt chân đầu tiên bởi sự quyến rũ của nó qua từng câu hát của nhạc sĩ Nguyễn Cường “Không dám nhìn vào đôi mắt ấy… Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy”. Nguồn gốc của hồ T’Nưng là miệng của ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động từ hàng triệu năm về trước. Người dân gọi với cái tên Biển Hồ vì nó có diện tích rất rộng, khoảng hơn 220ha, khi gió to còn mang theo sóng lớn như ngoài đại dương. Nhìn từ trên cao, hồ T’Nưng bao la xanh biếc, nằm trọn trong vòng tay của núi đồi và cây rừng. Bờ hồ cũng chính là phần miệng núi nhô cao nên đứng từ đây có thể nhìn được bao quát khung cảnh tuyệt đẹp này. Làn nước trong xanh dường như trải ra vô tận được ví với đôi mắt người Pleiku, cũng trong veo và giản dị vậy.

Sponsored Ad

Trong lòng thành phố, quảng trường Đại Đoàn Kết được mệnh danh là trái tim của người dân Pleiku. Quảng trường được khánh thành năm 2012 với diện tích 12ha. Cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cổ vật và Tượng đài Anh hùng Núp, nơi đây tạo nên quần thể kiến trúc – văn hóa mang đậm đà bản sắc Tây Nguyên. Nằm trong khuôn viên quảng trường còn có một số công trình hoành tráng khác như bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cao hơn 10m, khối đá 3 tầng hình trụ tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, dàn cồng chiêng, biểu tượng đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên,…

Sponsored Ad

Nằm cách thị trấn Chư Sê khoảng chừng 3 km và nằm cách trung tâm Pleiku 45 km đi về hướng đông nam, thác Phú Cường là một khu du lịch sinh thái vô cùng hứa hẹn cho du khách khám phá, những vẻ đẹp thơ mộng bình yên đến diệu kỳ cùng với sức hút lan tỏa rộng lớn đã làm cho không ít người cảm thấy vẻ choáng ngợp của ngọn thác nơi này. Từ độ cao hơn 45 m, ngọn thác Phú Cường cùng với dòng chảy mộng mơ vô cùng hấp dẫn du khách. Núi lửa Chư Đăng Ya là sự hội tụ của rất nhiều vẻ đẹp cộng lại để tạo thành một Chư Đăng Ya quyến rũ trong mắt mọi người khi tới đây.

Sponsored Ad

Mùa hoa dã quỳ bắt đầu vào tháng 10.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh rộng lớn bao gồm 42.000ha rừng cùng những loài động thực vật quý hiếm, được coi là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất của Gia Lai. Tầm quan trọng của rừng cùng hệ sinh thái nơi đây đã là một địa điểm du lịch rất thú vị cho bạn khám phá, từ những vẻ bình yên mộng tưởng tới các nét đẹp độc và lạ luôn nhận được sự chú ý của mọi người, có lẽ đó là hành trình gây nhiều ấn tượng nhất cho tất cả chúng ta. Không chỉ dừng lại ở đó, sức hấp dẫn của vườn quốc gia Kon Ka Kinh còn thực sự hấp dẫn khi du khách có dịp chiêm ngưỡng những loài động vật quý hiếm đang sống tại nơi này. Lạ mắt cùng với độc và là duy nhất sẽ tạo cho người ta cảm giác thích thú đến khó quên cho hành trình ghé thăm nơi này.

Sponsored Ad

Đặc biệt, khởi hành từ thành phố Pleiku, du khách đi khoảng 30 km về hướng đông bắc sẽ tới xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Mùa này, ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến vùng đất này chính là con đường hoa dã quỳ dẫn tới chân núi lửa. Điểm nhấn của núi lửa Chư Đăng Ya chính là sắc vàng rực rỡ của loài hoa dã quỳ. Nơi đây, du khách sẽ dễ bắt gặp, làm quen với những đứa trẻ tinh nghịch ở buôn Plơi Iagri - một làng cổ của người J’rai dựng dưới chân núi. Dã quỳ là loài hoa gắn với truyền thuyết tình yêu của đồng bào Tây Nguyên. Hoa thường nở vào cuối tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm.

Pleiku có nhiêu đó thôi mà mỗi ngày cả chục chuyến bay đến Gia Lai của các hãng hàng không. Cho nên, người ta khuyên rằng, nếu bạn không thích sự yên bình, trong lành và ít xô bồ, không muốn bị vùng đất đậm chất đại ngàn ấy bỏ bùa thì đừng đến Gia Lai.


Bạn có thể cũng thích bài viết này