Cô gái đu dây vượt sông đi học giờ là bác sĩ: Từ chối các bệnh viện lớn, về quê chữa bệnh cho bà con

Bé gái ngày nào đeo dây cáp băng sông đến trường nay đã trở thành bác sĩ giúp ích cho đời. Em chính là tấm gương sáng về nghị lực và tinh thần hiếu học, trái tim vì cộng đồng.

Sống trong điều kiện vật chất đủ đầy vẫn thấy không vui thì do bạn chưa nhìn thấy hoặc chưa tận mắt chứng kiến những người đang hằng ngày chật vật mưu sinh, cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Bạn sẽ không biết mình may mắn đến cỡ nào khi nhìn vào những số phận kém may mắn hơn.

Vào 15 năm trước, người ta từng xôn xao trước hình ảnh một bé gái 8 tuổi có tên Yu Yangia – dân tộc thiểu số ở Nộ Giang, Vân Giang tự đeo dây cáp rồi băng qua sông. Đây chính là thủ tục thường ngày của em để vượt dòng sông Nộ Giang – một trong những con sông rộng và dài nhất Châu Á để đến trường. Dù rất vất vả và nguy hiểm nhưng em rất chăm chỉ, hầu như không bỏ buổi học nào.

Sponsored Ad

Ảnh Vietnamnet

Giờ đây sau 15 năm, Yu Yangia đã tốt nghiệp Đại học Y khoa Côn Minh vào tháng trước. Thành tích học tập của em xuất sắc và có thể làm việc tại các bệnh viện thành phố lớn. Thế nhưng Yu từ chối và khăn gói về quê để làm ở bệnh viện địa phương. Em muốn đem kiến thức và chuyên môn của mình để giúp đỡ, chăm sóc sức khỏe cho bà con quê nhà còn nhiều thiếu thốn.

Sponsored Ad

Từ câu chuyện vượt khó của mình, Yu đã trở thành nhân vật tự hào của làng và là tấm gương cho các em nhỏ noi theo. Đồng thời, hình ảnh của Yu cũng làm lay động hàng triệu người thành lập ra quỹ xây cầu giúp những học sinh khác ngày ngày có thể đi học một cách an toàn.

Câu chuyện của Yu cũng một lần nữa làm mạng xã hội chia sẻ rầm rộ và tạo nên động lực tích cực trong việc vượt lên số phận bằng sức mạnh tinh thần. Chỉ cần bản thân muốn, không gì có thể ngăn cản:

– Chúc mừng em, nỗ lực đã phần nào được đền đáp. Mong em sẽ góp phần xây dựng quê hương mình. Dũng khí quay lại quê nghèo để làm việc của em mới thực sự đáng quý.

Sponsored Ad

– Càng bỏ nhiều công sức, hoa trái càng đáng quý nhỉ.

– Cảm ơn vì đã cho tôi xem được bài viết này, mấy ai về lại quê hương để đóng góp như bạn.

– Ngưỡng mộ ghê, không chỉ chăm học mà còn có trái tim nhân hậu. 

Đã từng có rất nhiều câu chuyện về những người có xuất thân nghèo khó, sau khi thành công đã trở về quê nhà cống hiến sức mình để đáp lại ơn nghĩa. Còn nhớ vị tỷ phú Trần Sinh (SN 1962, làng Guanhu) có gia cảnh vô cùng vất vả. Bố mất sớm, một mình mẹ ông gồng gánh nuôi 5 người con nhưng không xuể. Nhiều lần ông Trần tính đến chuyện nghỉ học ra đi làm để giảm bớt gánh nặng cho gia đình nhưng mẹ ông không chấp nhận mà còn khuyên con nên cố gắng hoàn thành xong chương trình cấp 3.

Sponsored Ad

Khi đậu đại học, gia đình không có tiền nên một lần nữa ông đứng trước nguy cơ phải bỏ học. Dân làng nghe vậy liền đến nhà thuyết phục mẹ ông Trần cho con được tiếp tục đến trường. Đây là ngôi làng nghèo, phụ nữ đều mong muốn thoát ra ngoài kết hôn với đàn ông xứ khác để bớt cực thân. Dù vậy, bà con trong lành đều rất yêu thương và đồng lòng giúp đỡ lẫn nhau.

Sponsored Ad

Sau này ông Sinh trở thành tỷ phú. Ảnh Vnexpress

Ông Sinh được cả làng động viên, những người già góp tiền để ông làm lệ phí lên Đại học Bắc Kinh bước vào giảng đường. Ông cố gắng học hành, đi làm kiếm tiền và chưa từng quên công ơn của dân làng. Ông tốt nghiệp đại học và xin làm văn thư với mức lương thấp. Sau đó ông chuyển sang chăn nuôi trồng trọt và kinh doanh bất động sản rồi mở công ty. Đây là 1 trong 3 công ty lớn nhất Trạm Giang. Ông còn mở trường dạy kinh doanh và chẳng mấy chốc ông trở thành tỷ phú.

Khi giàu có, ông quay về báo đáp công ơn của làng bằng việc bỏ ra 200 triệu tệ xây 258 biệt thự trên đất do chính quyền địa phương cung cấp. Ông còn tạo điều kiện cho bà con làm ăn phát triển. Ông Trần nói: “Rồi mai đây tôi cũng sẽ già và về với tổ tiên. Với tôi, việc có thể xây dựng biệt thự cho mọi người, giúp người dân nuôi lợn là điều rất hạnh phúc. Tôi hy vọng mọi người có thể chăm lo cho thế hệ con cháu của mình, để họ có điều kiện học hành, phát triển, thành công”.

Sponsored Ad

Ông Trần xây biệt thự cho người dân trong làng để đền đáp công ơn. Ảnh vnexpress

Dù xuất thân từ nơi nào, mang trong mình dòng máu, quốc tịch nào nhưng hành động biết ơn quê hương và quay về báo đáp khi thành công là rất đáng ngưỡng mộ. Mỗi người đều có ước mơ và lý tưởng riêng trong cuộc sống, nhưng luôn nhớ về nguồn cội và luôn mong muốn đem sức mình cống hiến cho quê cha đất tổ thật sự là điều rất ít ai chú trọng. Vì vậy, những nhân vật trên đây luôn nhận được điều sự yêu mến và là tấm gương sáng để thế hệ noi theo trong nghị lực sống, khao khát chinh phục thành công và trái tim biết ơn.

Bạn có thể cũng thích bài viết này